Hình ảnh các nhân vật lịch sử Việt Nam

Các tác phẩm được vẽ theo lối fantasy art đã dựng lên những hình tượng các nhân vật lịch sử Việt Nam vừa oai phong vừa gần gũi với nhịp sống hiện đại của giới trẻ. Đó là những bức tranh khắc họa các nhân vật lịch sử có tên gọi Anh hùng Việt Nam,
được sự trau chuốt rất tỉ mỉ, cùng lời chú thích rõ ràng được những thành viên của Viettoon (diễn đàn của những người yêu thích sáng tạo mỹ thuật tại nước ngoài) phóng họa, làm sống dậy niềm tự hào dân tộc, một tình yêu đất nước trong giới trẻ.

Có thể với lối họa hiện đại sẽ khiến nhiều người xem có cảm giác lạ lẫm và khó chịu, nhưng với ý muốn khích lệ tinh thần yêu sử, quảng bá nền lịch sử nước nhà tới cộng đồng quốc tế, công sức của nhóm Viettoon xứng đáng được khích lệ.

Cùng ngắm một số tác phẩm trong bộ Anh hùng Việt Nam với lời chú thích cụ thể do các thành viên Viettoon thực hiện:

Vua Hùng với những hình tượng bay ra từ trống đồng. Tay ông ôm bó lúa và rìu biểu tượng của nền văn minh lúa nước và đồ đồng sớm đã có và phát triển vào thời đại nhà nước Văn Lang.

 

An Dương Vương Thục Phán chém yêu tinh gà trắng xây thành Cổ Loa với sự trợ giúp của thần Kim Qui. Gà trắng có lúc là biểu tượng của Tàu. . Y phục của An Dương Vương phỏng tác theo hình ghi khắc trên trống đồng

 

Hai Bà Trưng cỡi voi ra trận. Mặt trời là trống đồng dân tộc. Voi trận mang hình ảnh của “voi 9 ngà” trong huyền thoại Sơn Tinh, Thủy Tinh. Y phục theo áo dài khăn đóng của Việt nam pha cùng y phục Tây nguyên.

Ngô Vương Ngô Quyền và trận đánh đi vào lịch sử trên sông Bạch Đằng. Y giáp được dựa theo một số tranh cổ và sự tưởng tượng. Bàn tay vung ra nắm đấm với ý nói: sẽ đập tan mọi cuộc xâm lược.

 

 

Đinh Tiên Hoàng Đinh Bộ Lĩnh được biết tới tài năng quân sự khi còn nhỏ tuổi đã bày trò cỡi trâu đánh trận. Tranh vẽ với ý tưởng đưa hình ảnh cỡi trâu và cờ lau gắn bó với Đinh Bộ Lĩnh

 

vua Lý Thái Tổ nằm mộng thấy rồng bay – dời kinh đô và đặt tên là Thăng Long.

 

Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đang viết bài hịch lưu truyền muôn đời: Hịch Tướng Sĩ. Phía sau là bối cảnh trận đánh oanh liệt tại sông Bạch Đằng

Vua Lê Thái Tổ Lê Lợi trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Minh. Có thần Kim Qui dâng Thuận Thiên Kiếm. Trong tranh có các chiếc lá với dòng chữ “Lê Lợi Vi Quân, Nguyễn Trãi Vi Thần” theo kế sách của Nguyễn Trãi 

Chúa Nguyễn Hoàng (triều Nguyễn) người có công khai phá, mở rộng bờ cõi đất nước xuống phía Nam. Tranh miêu tả chúa Nguyễn cùng dân di cư xuống miền Nam. Y phục dựa theo tượng của ông tại đền thờ.

 

Quang Trung Nguyễn Huệ đang tiến quân đánh phá giặc Thanh vào dịp tết (có cành đào đất Bắc) Bộ trống trận danh tiếng của nghĩa quân Tây Sơn. Hình ảnh Nguyễn Huệ được vẽ theo các di ảnh còn lưu lại.

Lê Văn Duyệt – người có công mở mang đất đai nông nghiệp vùng miền Nam. Ông là người điều hành việc đào kênh Vĩnh Tế.

Hoàng Diệu trong trận tử chiến giữ thành Hà Nội. Di ảnh của ông được dùng trong tranh. Bộ y giáp của triều Nguyễn còn lưu lại tại viện bảo tàng. Cảnh Pháp đánh thành Hà Nội phỏng theo tranh vẽ của sách sử của Pháp 

Phan Đình Phùng và Cao Thắng. Hình vẽ được họa theo di ảnh của Phan Đình Phùng. Cao Thắng bên cạnh, tay cầm súng trường vì ông là người đã sáng chế súng cho nghĩa quân

 Hùm Thiêng Yên Thế Hoàng Hoa Thám. Dùng di ảnh thật của ông đưa vào tranh. 

 

 Bình Tây Đại Nguyên Soái Trương Định – Vẽ phỏng theo di ảnh của ông

Tác giả bài viết: Tổng hợp: Hoài Phong

Nguồn tin: Diễn đàn Viettoon