Đừng chủ quan với bệnh lao

Đăng lúc: Thứ năm - 09/10/2014 08:50
Bệnh lao là nguyên nhân gây ra tử vong đứng hàng thứ 2 trong các bệnh nhiễm trùng và là 1 trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở nữ.

Bệnh lao là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lao gây nên. Bệnh có thể xảy ra ở nhiều bộ phận trên cơ thể, nhưng chủ yếu là lao phổi với hơn 80% cas mắc.

Mỗi năm trên thế giới có gần 9 triệu người mắc lao, trong đó có 1,4 triệu người chết do lao. Việt Nam là quốc gia gánh nặng bệnh lao cao, đứng hàng thứ 12/22 quốc gia có số mắc lao cao nhất trên thế giới và đứng hàng thứ 14/27 quốc gia có bệnh lao đa kháng thuốc cao, với 170.000 bệnh nhân lao/năm. Tại Tiền Giang, năm 2013 có 1.873 bệnh nhân lao được phát hiện, trong đó 1.067 bệnh nhân có ho khạc vi khuẩn lao ra môi trường.

Trước nguồn lây lao còn quá lớn, việc phòng, chống lao là vô cùng quan trọng, trong đó chủng ngừa phòng lao là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất. Việc tiêm ngừa lao phải được thực hiện ngay từ những ngày đầu đời của trẻ (tháng đầu sau khi sinh), nhằm tạo miễn dịch sớm trước khi trẻ bị vi khuẩn lao từ môi trường bên ngoài xâm nhập vào cơ thể. Chủng ngừa lao BCG được Chương trình tiêm chủng mở rộng thực hiện miễn phí, hiện tại không khuyến khích tiêm nhắc, có tác dụng phòng lao tốt, ít nhất là các thể lao nặng như lao màng não...

Phát hiện, quản lý, điều trị tốt nguồn lây từ những bệnh nhân lao, đặc biệt là những bệnh nhân lao phổi có ho khạc vi khuẩn lao, đây là cách phòng lao tốt nhất mà Chương trình chống lao luôn khuyến khích. Vì mỗi bãi đàm, mỗi cái hắt hơi từ những bệnh nhân lao có chứa hàng triệu vi khuẩn lao đưa vào môi trường và dễ dàng lây lan nhanh chóng cho cộng đồng.

Do đó người bệnh không nên khạc nhổ bừa bãi, đàm phải được đưa vào lọ đốt bỏ; khi ho, hắt hơi có thể che miệng bằng khăn và đốt bỏ hoặc ho, hắt hơi xa nơi đông người, chọn nơi có nhiều nắng gió. Tiếp xúc, ăn uống với người thân là vấn đề sinh hoạt thường ngày, nhưng không nên quá thân thiện, quá gần gũi: ngủ chung, ăn uống chung…

Bệnh lao là bệnh rất nguy hiểm nhưng có thể điều trị khỏi nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời, đúng phác đồ. Tuy nhiên, trong quá trình điều trị, có nhiều khó khăn mà người bệnh phải vượt qua như: Thời gian điều trị quá dài: 6 tháng, 8 tháng, 18 tháng hoặc dài hơn; thuốc điều trị lao có rất nhiều tác dụng phụ, gây cho bệnh nhân khó chịu như chóng mặt, đau khớp, hoa mắt, ăn uống kém… Do đó bệnh nhân rất cần sự chia sẻ, động viên, hỗ trợ của người thân.

Bệnh lao không từ một ai. Một ngày nào bệnh nhân lao phổi còn, chúng ta còn hít thở thì nguy cơ mắc lao vẫn còn. Để có được nguồn không khí trong lành không có vi khuẩn lao, việc đầu tiên là phát hiện và điều trị tốt bệnh nhân lao. Điều này đòi hỏi sự chung tay của cộng đồng.

BS. Đoàn Văn Thanh
(Theo Ấp Bắc)
Chia sẻ: Google Bookmarks Yahoo Bookmarks Đăng lên ZingMe Đăng lên Linkhay Đăng lên TagVn Bookmarks lêb baibu
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Thăm dò ý kiến

Đánh giá của bạn về phiên bản mới này?

Tuyệt vời

Tốt

Trung bình

Bình thường

Rất tệ

Bộ đếm

  • Đang truy cập: 302
  • Hôm nay: 67823
  • Tháng hiện tại: 2436248
  • Tổng lượt truy cập: 48810375