Dễ lây bạch cầu qua dịch tiết hô hấp

Đăng lúc: Thứ hai - 20/07/2015 08:40
Bạch hầu lây nhiễm qua tiếp xúc với người bệnh hoặc người lành mang trùng bởi các chất tiết đường hô hấp chứa vi khuẩn hoặc qua các chất dịch ở sang thương ngoài da. Bệnh biểu hiện với triệu chứng sốt, ho, dấu hiệu của viêm họng, viêm mũi, họng đỏ, nuốt đau... Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng Khoa Nhiễm Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP. Hồ Chí Minh), cho biết, bạch hầu là bệnh nhiễm trùng cấp tính do vi khuẩn corynebacterium diphtheriae gây ra. Được gọi là bệnh bạch hầu vì dấu hiệu đặc trưng là vùng hầu họng có những mảng trắng gọi là màng giả.
 Tiêm văcxin chứa thành phần bạch hầu là cách phòng bệnh cho trẻ hiệu quả nhất. Ảnh minh họa: N.Phương.
Tiêm văcxin chứa thành phần bạch hầu là cách phòng bệnh cho trẻ hiệu quả nhất. Ảnh minh họa: N.Phương.

Bệnh lây truyền chủ yếu qua tiếp xúc với người bệnh hoặc người lành mang trùng bởi các chất tiết đường hô hấp chứa vi khuẩn bạch hầu, hoặc hiếm hơn là qua các chất dịch ở sang thương ngoài da. Thời gian ủ bệnh trung bình 2-5 ngày. Mọi lứa tuổi đều có thể bị mắc bệnh nếu chưa có miễn dịch. Ở Việt Nam sau khi thực hiện tiêm chủng mở rộng tốt thì số ca mắc bệnh đã giảm nhiều, chỉ còn nhưng ca lẻ tẻ, hiếm khi gây thành dịch.

"Biểu hiện của bệnh bạch hầu tuỳ thuộc vào biểu hiện nhiễm trùng tại chỗ, tình trạng miễn dịch của bệnh nhân và mức độ lan tràn độc tố trong máu", bác sĩ Khanh cho biết.

Triệu chứng của bệnh: sốt, ho, dấu hiệu của viêm họng, viêm mũi, viêm thanh quản, họng đỏ, nuốt đau. Trong vòng 1- 2 ngày màng giả xuất hiện. Màng giả ban đầu mỏng, màu trắng ngà, lan dần từ amidan đến vòm khẩu cái. Màng giả dính với niêm mạc bên dưới và phủ mặt vòm hầu họng. Khi nặng hơn giả mạc lan xuống thanh khí quản sẽ gây khàn tiếng khó thở.

Theo bác sĩ Khanh, hạch bạch huyết vùng cổ có thể sưng to và phù nề vùng mô mềm của cổ làm vùng cổ sưng to gọi là dấu cổ bạn. Vi khuẩn từ các mảng trắng sẽ tiết ra nội độc tố. Một số trường hợp do các nội độc này gây suy hô hấp và tuần hoàn, gây liệt khẩu cái làm thay đổi giọng nói, ăn uống sặc và khó nuốt, lú lẫn, hôn mê và tử vong. Một số trường hợp có biến chứng viêm cơ tim hay viêm dây thần kinh ngoại biên.

Phòng bệnh bạch hầu hiệu quả nhất là tiêm chủng mũi tiêm 5 trong 1 trong chương trình tiêm chủng mở rộng lúc 2, 3, 4 tháng có chứa thành phần bạch hầu. Hiện tượng bệnh xuất hiện lẻ tẻ hay vài trường hợp tại vài khu vực cũng không nên hoang mang vì nếu chích ngừa đúng sẽ không thể mắc bệnh. Đây là hậu quả của việc bỏ tiêm chủng nên bệnh quay lại do đó việc tiêm chủng cần phải thực hiện thường xuyên.

Cục Y tế Dự phòng cho biết từ ngày 30/6 đến ngày 15/7, xã Phước Lộc, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam ghi nhận 13 trường hợp sốt, sưng hạch cổ, ăn uống khó, viêm họng ở độ tuổi 1-45 tuổi. Trong đó 3 ca tử vong, 10 người còn lại sức khỏe đã ổn định. Toàn bộ khu vực ổ dịch bạch hầu tại xã này đã được cách ly, hạn chế người ra vào. Ngành y tế sẽ tiêm văcxin phòng bệnh bạch hầu cho toàn bộ người dân xã.


(Theo VnExpress.net)
Chia sẻ: Google Bookmarks Yahoo Bookmarks Đăng lên ZingMe Đăng lên Linkhay Đăng lên TagVn Bookmarks lêb baibu
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Thăm dò ý kiến

Đánh giá của bạn về phiên bản mới này?

Tuyệt vời

Tốt

Trung bình

Bình thường

Rất tệ

Bộ đếm

  • Đang truy cập: 191
  • Khách viếng thăm: 188
  • Máy chủ tìm kiếm: 3
  • Hôm nay: 27859
  • Tháng hiện tại: 2260409
  • Tổng lượt truy cập: 46227642