Có một không gian sống như thế!

Đăng lúc: Thứ hai - 25/02/2013 15:22
Từ bỏ quê cha đất tổ, tìm một chỗ an cư nơi phố thị không hề là quá trình dễ dàng đối với người nhập cư. Và không phải ai cũng có thể tìm được chốn nương thân ở nơi phồn hoa đô thị. Nhưng thực tế tại Sài Gòn - TP.HCM, thời nào cũng vậy, vẫn luôn là nơi dung chứa nhiều tầng lớp người nhập cư từ giàu đến nghèo. Ngoài những thế mạnh về tiềm năng kinh tế còn có đặc điểm nữa về nhân văn, tình người.

Sài Gòn phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao đã thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài, lao động kỹ thuật cao, đội ngũ trí thức gia tăng, thu hút nhiều nhân lực tinh hoa khắp mọi miền đất nước và cả những người không tìm được việc làm ở những nơi khác.
 
Với tốc độ phát triển nhanh chóng, TP.HCM có một sức hút mạnh mẽ đối với các cư dân từ khắp vùng miền khác nhau trong cả nước. Từ vùng nông thôn cho đến thành thị, từ miền Tây Nam bộ cho đến các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và cả cư dân các tỉnh thành từ miền Bắc xa xôi: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh… Họ về đây để tìm cơ hội làm ăn, kinh doanh buôn bán, để mưu cầu cuộc sống tốt đẹp hơn, và cũng chính họ đã góp phần không nhỏ cho sự phát triển của thành phố này.

Họ là ai? Là những người nông dân ở nông thôn rời bỏ ruộng đồng, quê hương về đây sinh sống trong các khu nhà trọ tập trung xung quanh các nhà máy, xí nghiệp, khu chế xuất. Họ là những người thợ thủ công tụ tập về đây lập nên các làng nghề thủ công truyền thống như làng dệt ngã tư Bảy Hiền, làng giò chả Hà Nội ở Gò Vấp, xóm đậu hũ Bùi Môn ở Hóc Môn, xóm chổi chà ở Phước Kiển – Nhà Bè… Họ tập trung sống trong các khu lao động vùng Cô Giang, Khánh Hội, Bàn Cờ hoặc trong các hẻm phố đông đúc thân thương mà yên tĩnh.

Sống trong môi trường sinh thái sông nước thiên nhiên luôn hiền hòa ưu đãi, người dân Nam bộ nói chung và người dân Sài Gòn – TP.HCM nói riêng có được đặc tính cởi mở, dễ bao dung, trọng tình nghĩa. Con người luôn bộc trực thẳng thắn nhưng dễ gần, dễ thông cảm trước hoàn cảnh của nhau.

Họ là những công chức hay các trí thức từ miền Trung, miền Bắc vào làm việc trong các cơ quan, trường học, viện nghiên cứu. Họ ở trong các chung cư hay trong các ngôi nhà phố tự xây.

Họ là những nhà doanh nhân xem thành phố là vùng đất hứa, có thể nuôi dưỡng sáng tạo của họ. Ngày nay, họ thường sống trong các chung cư cao cấp hay trong các biệt thự sang trọng.

Và cũng phải kể đến một lực lượng không nhỏ người ngoại quốc như Nhật, Hàn, Pháp, Philippines… hội tụ về đây kinh doanh buôn bán giữa lòng "phố Tây" ồn ào quanh trục đường Bùi Viện, Phạm Ngũ Lão, hay các khu phố yên tĩnh Lê Thánh Tôn, quận 1, Hoàng Việt, quận Tân Bình.

Dù có người hài lòng với chỗ ở sang trọng rộng rãi, có người chưa hài lòng với điều kiện sống còn thiếu thốn thì tính về số đông, cộng đồng đó vẫn sống được để mưu sinh ở nơi phố thị này.

Vậy cái gì đã giúp cộng đồng sống được và phát triển được ở đây? Phải chăng đó là số mét vuông để ăn, để ngủ, để sinh hoạt trong căn hộ của mình? Chắc hẳn hoàn toàn không phải như vậy. Đành rằng cái diện tích, cái tiện nghi đóng vai trò không nhỏ cho cuộc sống của mỗi con người hay một gia đình. Ai mà không muốn sống cho rộng rãi, thoải mái với những tiện nghi đầy đủ. Tuy nhiên cái đó chưa phải là tất cả, vượt lên trên cái vỏ vật chất đó còn có một cái khác cũng không kém phần quan trọng và nhiều khi nó là yếu tố quyết định cho việc chọn nơi định cư sinh sống của con người.

Đó là không gian sống trong đó chứa đựng một văn hoá sống, văn hoá giao tiếp của cộng đồng cư dân.

Vâng, chính cái văn hoá ấy nó cần lắm. Nhớ lại từ khi mới hình thành, Sài Gòn xưa có vị trí thuận lợi nằm trên con đường giao thương quốc tế hàng hải từ bắc xuống nam, từ tây sang đông, từ Trung Quốc đi Ấn Độ, từ Địa Trung Hải sang Úc châu, Sài Gòn cũng là tâm điểm của khu vực Đông Nam Á, bao gồm các nước lục địa cũng như các nước biển đảo nằm trong khối ASEAN ngày nay.

Đối với trong nước, Sài Gòn – TP.HCM cũng là trung gian giữa Đông – Tây Nam bộ và các tỉnh thành lân cận. Ngoài ra, khí hậu cũng là một nhân tố góp phần làm nên tính cách của người dân nơi đây. Khác với miền Trung hay miền Bắc hàng năm luôn phải gánh chịu những trận lụt bão gây ra biết bao tai hoạ về người và vật chất thì trái lại, nơi đây do có khí hậu ôn hoà khô ráo quanh năm nên con người có thể sống vô tư, không phải lo chống lại cái lạnh, cái rét, cái ẩm ướt khó chịu, ảnh hưởng tới sức khoẻ của người già, trẻ em.

 

 

Với một môi trường địa lý – sinh thái tự nhiên hấp dẫn như vậy nên nhiều lớp cư dân đầu tiên từ miền Trung, miền Bắc theo chân chúa Nguyễn vào khai phá miền đất hoang vu này, họ sẵn sàng chấp nhận mọi hiểm nguy, dám đối mặt với những thử thách khó khăn, họ là những con người mạnh mẽ, năng động, luôn khát khao tự do, không cam chịu số phận. Họ không sợ thay đổi, dám đón nhận những yếu tố mới lạ, vừa giữ gìn những yếu tố cổ truyền làm nên cố kết cộng đồng.

Sống trong môi trường sinh thái sông nước thiên nhiên luôn hiền hòa ưu đãi, người dân Nam bộ nói chung và người dân Sài Gòn – TP.HCM nói riêng có được đặc tính cởi mở, dễ bao dung, trọng tình nghĩa. Con người luôn bộc trực thẳng thắn nhưng dễ gần, dễ thông cảm trước hoàn cảnh của nhau.

Với lợi thế từ lúc mới ra đời tới ngày nay trong quá trình phát triển và hội nhập, TP.HCM luôn khẳng định vai trò là hạt nhân của cả vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao đã thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài, lao động kỹ thuật cao, đội ngũ trí thức gia tăng, thu hút nhiều nhân lực tinh hoa khắp mọi miền đất nước. Từ đó đã hình thành nên tính mở, sự đa dạng văn hoá. Và người nhập cư vào thành phố cũng hiểu rằng cần phải làm gì để hoà nhập, để tự khẳng định mình trong môi trường mới lạ. Trong môi trường ấy chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn thách đố, nhưng cũng có những thuận lợi xuất phát từ con người, từ văn hoá của đô thị này. Những người nhập cư về đây ngoài những nơi đang sống, họ còn có cả một môi trường, một không gian văn hoá rộng lớn của đô thị. Ngoài nơi ăn chốn ở ra, họ còn có thể gặp gỡ bạn bè, người thân, giao lưu với mọi người trong các khu vui chơi giải trí, trong các trung tâm biểu diễn nghệ thuật, nhà văn hoá, câu lạc bộ hay quán bar, tiệm càphê – thậm chí ở các quán cóc vỉa hè hay trong các hẻm phố. Hay ở những nơi lao động, tại các xí nghiệp nhà máy công trường xây dựng, cơ quan, công ty… Bất luận ở đâu họ đều có thể đón nhận tình cảm, những lời khuyên làm ăn chân thành với tấm lòng hiếu khách, cởi mở của những người đi trước. Ở đó họ có thể bắt gặp những con người bình dị mà bao dung, dễ gần gũi, dễ kết bạn, không câu nệ, thân quen, không phân biệt nghèo sang trong giao tiếp.

Vâng, chính cái không gian văn hoá mang đậm chất truyền thống ấy đã làm nên cái cốt lõi của một không gian sống, làm nên tính hấp dẫn lôi cuốn của TP.HCM mà những người nhập cư luôn cảm thấy gần gũi, ấm áp nghĩa tình, họ như tìm thấy nơi đây một không gian sống yên bình, đầy hy vọng. Để hoà nhập, họ sẵn sàng từ bỏ những lề thói cũ, nhanh chóng tiếp thu những cái mới cho phù hợp với cuộc sống đô thị hôm nay. Và chính trong cái không gian sống ấy, họ như tìm thấy một năng lực mới của chính mình với bao hy vọng về một cuộc sống tốt đẹp hơn.

                                 

Ảnh Ở Sài Gòn người ta dễ gặp những con người gần gũi, dễ kết bạn và bao dung.


Ảnh Ở Sài Gòn khí hậu ôn hoà nên tính cách con người cũng có phần thoải mái, vô tư.
PGS.TS.KTS Nguyễn Khởi
(Theo SGTT)
Chia sẻ: Google Bookmarks Yahoo Bookmarks Đăng lên ZingMe Đăng lên Linkhay Đăng lên TagVn Bookmarks lêb baibu
Từ khóa:

nhà, không gian, Sài Gòn

Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Thăm dò ý kiến

Đánh giá của bạn về phiên bản mới này?

Tuyệt vời

Tốt

Trung bình

Bình thường

Rất tệ

Bộ đếm

  • Đang truy cập: 184
  • Khách viếng thăm: 176
  • Máy chủ tìm kiếm: 8
  • Hôm nay: 18708
  • Tháng hiện tại: 2251258
  • Tổng lượt truy cập: 46218491