Tọa đàm “Tiền Giang nâng cao chất lượng cây ăn trái gắn với việc tổ chức Festival trái cây Việt Nam lần thứ nhất”

Đăng lúc: Thứ hai - 29/03/2010 19:57
Tọa đàm “Tiền Giang nâng cao chất lượng cây ăn trái gắn với việc tổ chức Festival trái cây Việt Nam lần thứ nhất”

Tọa đàm “Tiền Giang nâng cao chất lượng cây ăn trái gắn với việc tổ chức Festival trái cây Việt Nam lần thứ nhất”

Ngày 28/3/2010, Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang phối hợp với Đài Tiếng nói Việt Nam cơ quan thường trú khu vực đồng bằng sông Cửu Long tổ chức buổi Tọa đàm “Tiền Giang nâng cao chất lượng cây ăn trái gắn với việc tổ chức Festival trái cây Việt Nam lần thứ nhất”.
Tại buổi tọa đàm, ông Nguyễn Văn Khang - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh cho biết, hiện nay toàn tỉnh Tiền Giang có diện tích trồng cây ăn trái lớn nhất cả nước, khoảng 68.000 ha, sản lượng thu hoạch khoảng 800.000 tấn, chiếm khoảng 10% diện tích cây ăn trái của nước ta, giá trị sản xuất cây ăn quả trên 2.500 tỷ đồng, chiếm 41,24% giá trị sản xuất ngành trồng trọt và 23,78% giá trị sản xuất ngành nông, lâm, ngư nghiệp. Bình quân thu nhập của nông dân khoảng 70-80 triệu đồng/ha trồng cây ăn trái, riêng đối với thanh long, sầu riêng xử lý trái vụ trên 100 triệu đồng/ha. Tuy nhiên, ngành trái cây Việt Nam nói chung và Tiền Giang nói riêng vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế từ sản xuất - chế biến đến tiêu thụ, nhược điểm lớn nhất của ngành trái cây là: Sản xuất manh mún nhỏ lẻ, chưa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; Ứng dụng kỹ thuật không đồng bộ; Công nghệ sau thu hoạch còn kém; tiêu thụ hoàn toàn do thương lái, bạn hàng đảm nhận; đối với những vùng sản xuất đạt tiêu chuẩn GlobalGAP thì sản lượng thấp; Công nghiệp chế biến trái cây còn ít: đồng bằng sông Cửu Long chỉ có 4 nhà máy chế biến nước quả hoạt động ở Long An, Tiền Giang, Cần Thơ, Kiên Giang; vài dây chuyền dứa (khóm) cô đặc và một số xí nghiệp có thiết bị lẻ đóng hộp rau quả. Từ những hạn chế nêu trên đã làm ảnh hưởng đến việc tiêu thụ sản phẩm do không đáp ứng được những nhu cầu khắc khe của thị trường đưa ra như: số lượng, chất lượng, mẫu mã, …

Ông Nguyễn Văn Khang đã nêu một số giải pháp nhằm cải thiện được những hạn chế nêu trên như: phải quy hoạch sản xuất, phải hình thành các mối liên kết, hợp tác từ sản xuất đến tiêu thụ; phải kết hợp mô hình 4 nhà, đặc biệt là nhà nông dân và nhà doanh nghiệp; phải xây dựng thương hiệu và khẳng định thương hiệu nhằm quảng bá hình ảnh trái cây Việt Nam, trái cây mang thương hiệu Việt không chỉ đẹp về mẫu mã mà còn phải đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng.

Nhìn nhận về vị thế của trái cây Việt Nam, ông Cao Văn Hóa – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng cần phải liên doanh liên kết giữa “4 nhà”: nhà nước - nhà sản xuất (nông dân) - nhà kinh doanh - nhà khoa học để đảm bảo sản xuất theo quy hoạch từng vùng cây ăn trái (ví dụ vú sữa ở Châu Thành, Cai Lậy, thanh long ở Chợ Gạo, sơ ri ở Gò Công …), chất lượng trái cây cung cấp đạt chuẩn (VietGAP, GolbalGAP) và thị trường tiêu thụ ổn định sẽ giúp cho trái cây của Tiền Giang nói riêng và của Việt Nam nói chung đứng vững trên thị trường trái cây trong nước và quốc tế.

Thạc sĩ Nguyễn Thị Bé Bảy (Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam) cho rằng điểm mạnh của trái cây Việt Nam khi tham gia thị trường thế giới là có nhiều loại cây ăn trái ngon, lạ …(vú sữa, bưởi, thanh long, vải…) nhưng lại bị hạn chế về vấn đề chất lượng. Vì vậy, trong thời gian tới, với chức năng của mình, Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam sẽ cố gắng nghiên cứu để nâng cao chất lượng các loại cây ăn trái và tạo ra giống cây ăn trái mới để phục vụ nhu cầu xuất khẩu và tiêu dùng.

Nói về Hợp tác xã Vú sữa Lò Rèn, Ông Nguyễn Văn Ngàn - Chủ nhiệm Hợp tác xã cho biết Hợp tác xã vú sữa Lò rèn Vĩnh Kim từ lâu đã nổi tiếng trong cả nước, toàn tỉnh Tiền Giang hiện có khoảng 2.700 ha vú sữa, năm 2008, vú sữa Lò rèn đã được công nhận đạt tiêu chuẩn GolbalGAP. Hiện nay, Vú sữa Lò rèn ngày càng khẳng định vị thế và uy tín của mình trên thị trường quốc tế, trong quý I/2010, đã xuất khẩu gần 5 tấn vú sữa đạt chuẩn GolbalGAP sang thị trường các nước Canada, Anh …

Qua việc tổ chức Festival trái cây Việt Nam lần thứ nhất, Tiền Giang hy vọng sẽ quảng bá hình ảnh và năng lực cung ứng trái cây chất lượng cao, an toàn của tỉnh Tiền Giang nói riêng và của nước ta nói chung cho thị trường trong và ngoài nước. Festival trái cây Việt Nam lần thứ nhất cũng là nơi gặp gỡ giữa nông dân, các ngành chức năng, các chuyên gia, doanh nghiệp xuất, nhập khẩu cùng nhau tìm giải pháp khắc phục hạn chế, phát huy thế mạnh và tìm hướng đi mới cho trái cây Việt Nam. Khi đó, người nông dân sẽ làm ra sản phẩm và tiêu thụ được với giá cả hợp lý, đủ bù đắp giá thành, đảm bảo tái sản xuất và có tích lũy cho cuộc sống, đời sống của người nông dân sẽ được nâng lên.

N.D
(Theo tiengiang.gov.vn)
Chia sẻ: Google Bookmarks Yahoo Bookmarks Đăng lên ZingMe Đăng lên Linkhay Đăng lên TagVn Bookmarks lêb baibu
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

Thăm dò ý kiến

Đánh giá của bạn về phiên bản mới này?

Tuyệt vời

Tốt

Trung bình

Bình thường

Rất tệ

Bộ đếm

  • Đang truy cập: 408
  • Khách viếng thăm: 403
  • Máy chủ tìm kiếm: 5
  • Hôm nay: 48751
  • Tháng hiện tại: 2213411
  • Tổng lượt truy cập: 46180644