Những nông dân sáng tạo trên miền đất cồn bãi đầy khó khăn

Đăng lúc: Thứ ba - 27/07/2010 14:55
Nằm ở cuối nguồn sông Tiền tiếp giáp với biển Đông, huyện cù lao Tân Phú Đông (Tiền Giang) là miền đất nghèo khó ở tuyến duyên hải Nam bộ. Nghèo khó bởi thiên nhiên khắc nghiệt, cồn bãi cù lao tách biệt giữa bốn bề sông nước, thiếu vốn, thiếu tư liệu sản xuất và trình độ làm ăn...

Chỉ nói về điều kiện thủy văn, với đặc thù mỗi năm 5 - 6 tháng bị nhiễm mặn, chỉ riêng nước cho sinh hoạt đã khan hiếm, đắt đỏ đối với nhiều gia đình huống chi phục vụ sản xuất. Trong điều kiện khó khăn như thế, vẫn có không ít nông dân với sự mẫn cảm của mình trước công cuộc đổi mới và hội nhập đã chọn những hướng đi đúng trong việc tổ chức sản xuất hàng hóa phù hợp, mang lại hiệu quả kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu thị trường, đáng được biểu dương, nhân rộng, tạo thành phong trào khai thác tiềm lực lao động, đất đai để làm giàu.

* Trồng dừa + xen canh ca cao

Nổi bật nhất có mô hình lập vườn dừa xen canh với ca cao, một cây trồng mới có giá trị xuất khẩu cao tại ven biển Nam bộ của nông dân Phạm Thành Công. Ông Công năm nay 49 tuổi, cư ngụ tại ấp Tân Phú, xã Tân Thới. Gia đình ông có 4 nhân khẩu, canh tác 5.000 m2 đất vườn dừa đã 20 năm tuổi. Trước đây, khu vườn dừa trên năng suất thấp, thu nhập bấp bênh. Từ khi học tập kỹ thuật thâm canh và trẻ hóa vườn dừa, do cán bộ khuyến nông hướng dẫn kết hợp kinh nghiệm thực tiễn, ông Công áp dụng vào thực tế rất hiệu quả. Bằng cách bón phân, chăm sóc, xử lý chuột và sóc gây hại trái non, vệ sinh dừa đúng theo phương pháp được hướng dẫn, trong vài năm gần đây, 5 công dừa trên bắt đầu xanh tốt, hồi phục sức tươi trẻ và cho năng suất cao trở lại. Trung bình mỗi tháng, ông thu hoạch 500 trái dừa khô, mỗi năm thu hoạch 6.000 trái cung ứng thị trường.

Không dừng lại ở đó, ông Công còn là một trong những người đầu tiên trồng xen canh ca cao dưới tán dừa theo mô hình mới, đang được ngành nông nghiệp khuyến khích. Được Ban Quản lý dự án ca cao tỉnh Tiền Giang chọn đầu tư giống và chuyển giao kỹ thuật canh tác, ông Công sửa sang đất đai, trồng thêm 300 cây ca cao xen dưới tán dừa trong khu vườn 5 công đất. Kỹ thuật trồng như sau: cây cách cây 3 m và cây ca cao cách cây dừa 2 m trở lên; thường trồng xen hai bên mé mương và mỗi khoảng giữa 2 cây dừa trồng xen được 4 cây ca cao. Ca cao trồng trong vườn dừa của ông Công nhờ chăm sóc đúng kỹ thuật nên sung mãn, xanh tốt và sau 2 năm tuổi đã cho thu hoạch, sang năm thứ ba đã ổn định ở mức 500 - 600 kg/ cây ca cao.

 Ngoài hai nguồn lợi chính là dừa và ca cao, chủ nhân khu vườn còn nuôi thêm 70 thùng ong mật dưới tán cây ăn trái, tạo ra mô hình làm vườn bền vững cho hiệu quả kinh tế cao. Ông Công cho biết, trung bình mỗi năm gia đình thu lãi ròng gần 50 triệu đồng từ dừa, ca cao, ong mật. Ông Nguyễn Văn Hải, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tân Phú Đông đánh giá cao mô hình dừa xen canh ca cao và nuôi ong mật. Ông Hải cho biết, tỉnh Tiền Giang đã qui hoạch các xã đầu cù lao Lợi Quan (Tân Phú Đông): Tân Thới, Tân Phú, Phú Thạnh... là vùng trọng điểm về trồng dừa và ca cao tạo nguồn hàng hóa phục vụ chế biến xuất khẩu của địa phương. Đây là hướng mở mới giúp nông dân khai thác các tiềm năng đất đai, lao động làm giàu mà ông Công đi tiên phong.

* Mô hình VAC ở hạ lưu sông Tiền

Xuôi về cửa Đại (sông Tiền) tiếp giáp với biển Đông có mô hình VAC của ông Nguyễn Văn Hai, cư ngụ tại cồn Bà (nay là ấp Tân Hòa, xã Tân Thạnh). Gia đình ông canh tác 7.700 m2 vườn trồng cây ăn trái. Khu vườn trên ông chọn trồng các cây ăn trái chủ lực: nhãn tiêu cơm vàng, nhãn tiêu huế và mãng cầu xiêm. Dưới hệ thống ao mương, ông tận dụng thả nuôi các loại thủy sản có giá trị kinh tế cao: rô phi, mè, chép, cá da trơn, cá trắm cỏ... Ngoài ra, ông còn cất chuồng trại nuôi heo và gia cầm để tăng thêm nguồn thu nhập cho kinh tế gia đình, qui mô chăn nuôi gồm 2 con heo nái mỗi năm đẻ 2 lứa và vài trăm con gà thả vườn.

Đây là mô hình mới trên miền đất khó khăn, thường xuyên nhiễm mặn và thiếu nước sinh hoạt, sản xuất nên để thành công ông phải chuẩn bị kỷ lưỡng mọi điều kiện cần thiết, tham dự đầy đủ các lớp tập huấn kỹ thuật và dạy nghề nông thôn, lắng nghe cán bộ kỹ thuật, sưu tập tài liệu, chuẩn bị  ao mương và chuồng trại theo hướng dẫn...

Ông Nguyễn Văn Hai cũng tự hào đúc kết, đó là những yếu tố tiên quyết đưa đến thành công của mô hình. Nhãn và cây ăn quả các loại mỗi năm thu được trên chục tấn quả, gần 1 tấn heo giống, 300 - 400 kg gà thịt... cho ông lợi nhuận ròng trên 60 triệu đồng. Nhờ mô hình VAC mà gia đình ông Hai chỉ sau vài năm vượt khó, thoát nghèo, trở thành nông dân sản xuất giỏi tiêu biểu của huyện.

Tiến sĩ Nguyễn Minh Châu, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Cây ăn quả Miền Nam (Sofri) trong một chuyến khảo sát tình hình sản xuất tại đây, đã đánh giá cao mô hình VAC của nông dân Tân Phú Đông. Tiến sĩ Nguyễn Minh Châu cho biết, VAC, trồng dừa, trồng mãng cầu xiêm, nuôi thủy sản,... là những thế mạnh mà Tân Phú Đông cần khai thác tốt, nhằm giúp bà con đẩy mạnh tiến trình giảm nghèo nông thôn. Muốn vậy, địa phương nên nhanh chóng đúc kết và nhân rộng những mô hình nhạy bén, sáng tạo mà những nông dân đi trước như ông Nguyễn Văn Hai đã thực hiện.

Minh Trí
(Theo tiengiang.gov.vn)
Chia sẻ: Google Bookmarks Yahoo Bookmarks Đăng lên ZingMe Đăng lên Linkhay Đăng lên TagVn Bookmarks lêb baibu
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

Thăm dò ý kiến

Đánh giá của bạn về phiên bản mới này?

Tuyệt vời

Tốt

Trung bình

Bình thường

Rất tệ

Bộ đếm

  • Đang truy cập: 432
  • Khách viếng thăm: 423
  • Máy chủ tìm kiếm: 9
  • Hôm nay: 103244
  • Tháng hiện tại: 1969023
  • Tổng lượt truy cập: 48343150