Đầu tư 3,8 triệu USD giúp nông dân nghèo các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long phát huy tiềm năng cây ăn quả có múi

Đăng lúc: Thứ hai - 15/03/2010 19:58
Ảnh: P.T

Ảnh: P.T

Tiến sĩ Nguyễn Minh Châu, Viện trưởng Viện Nghiên cứu cây ăn quả Miền Nam (Sofri) cho biết, Viện đang đẩy nhanh tiến độ triển khai Dự án "Tăng cường hoạt động khuyến nông để áp dụng tiến bộ kỹ thuật trồng cây có múi cho nông dân nghèo 5 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long" do Tổ chức Jica (Nhật bản) tài trợ với kinh phí lên đến 3,8 triệu USD. Các tỉnh được hưởng lợi có tiềm năng lớn về trồng cây ăn quả có múi là Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, Sóc Trăng và Trà Vinh.
Thạc sĩ Lê Quốc Điền, Giám đốc Trung tâm Chuyển giao kỹ thuật nghề vườn (Viện Nghiên cứu Cây ăn quả Miền Nam) đồng thời là Điều phối viên Dự án cho biết, Dự án triển khai trong thời gian 5 năm (2009 - 2014). Mục tiêu nhằm trang bị kiến thức mới và những kỹ thuật cần thiết, hệ thống canh tác thâm canh vườn cây ăn quả có múi đạt năng suất, sản lượng cao, bền vững cho cả nhà vườn lẫn cán bộ kỹ thuật, cán bộ các cấp các ngành hữu quan để phối hợp hiệu quả. Bên cạnh đó, giúp nâng cao năng lực của Sofri trong việc hướng dẫn nhà vườn những  kỹ năng lập vườn trồng cây ăn quả có múi, phòng trừ sâu bệnh gây hại hữu hiệu, xây dựng và nhân rộng những mô hình vườn cây ăn quả có múi hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nhiều kỹ thuật mới được khuyến khích nhà vườn áp dụng khi lập vườn trồng cây ăn quả có múi như: áp dụng biện pháp né rầy chổng cánh khi xuống giống, sử dụng thuốc lưu dẫn phù hợp và phát huy tốt tác dụng, chọn cây có múi sạch bệnh và các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp khác. Các nhà khoa học khuyến cáo nhà vườn trồng vào thời điểm từ tháng 9 đến tháng 11 hàng năm khi mật số rầy chổng cánh ghi nhận thấp nhất (chỉ 0,3 con/cây) thay vì trồng theo tập quán lâu nay vào các tháng còn lại trong năm thì mật số rầy chổng cánh sẽ rất cao (0,8 con/cây). Ngoài ra, còn áp dụng biện pháp trồng xen ổi trong vườn cây ăn quả có múi để thu hút thiên địch, ngăn ngừa rầy chổng cánh gây hại. Được biết, hiện nay, hầu hết các khu vườn trồng cây ăn quả có múi: cam , quít, bưởi, chanh... đều bị rầy chổng cánh tấn công gây bệnh vàng lá và vàng lá Greening chưa có giải pháp xử lý rốt ráo.

Cũng theo Thạc sĩ Lê Quốc Điền, trong năm đầu tiên của Dự án (2009), Ban Điều phối đã chọn Vĩnh Long xây dựng vườn cây ăn quả có múi kiểu mẫu trên diện tích 1 ha. Trong năm 2010, Dự án tiếp tục triển khai ra diện rộng ở khắp 5 tỉnh: Tiền Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, Bến Tre, Sóc Trăng. Mỗi tỉnh chọn xây dựng 2 mô hình với diện tích 2 ha, tổ chức tập huấn cán bộ, tuyên truyền nâng cao nhận thức của nhà vườn về lập vườn trồng cây ăn quả có múi sạch bệnh, phòng trừ hữu hiệu rầy chổng cánh, cho năng suất và sản lượng cao, thiết thực giúp bà con tăng thêm thu nhập, thoát nghèo và làm giàu. Thành công của Dự án mở ra triển vọng khôi phục và phát huy tiềm năng trồng cây ăn quả có múi vốn là thế mạnh của Đồng bằng sông Cửu Long.

Minh Trí
(Theo tiengiang.gov.vn)
Chia sẻ: Google Bookmarks Yahoo Bookmarks Đăng lên ZingMe Đăng lên Linkhay Đăng lên TagVn Bookmarks lêb baibu
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

Thăm dò ý kiến

Đánh giá của bạn về phiên bản mới này?

Tuyệt vời

Tốt

Trung bình

Bình thường

Rất tệ

Bộ đếm

  • Đang truy cập: 263
  • Khách viếng thăm: 262
  • Máy chủ tìm kiếm: 1
  • Hôm nay: 19973
  • Tháng hiện tại: 2388398
  • Tổng lượt truy cập: 48762525