Chủ động phòng, chống hạn mặn

Đăng lúc: Thứ tư - 15/02/2017 20:07
Theo nhận định, tình hình khô hạn năm 2017 không diễn biến phức tạp so với năm 2016. Tuy vậy, ngành chức năng huyện Gò Công Đông không lơ là trong công tác phòng, chống mà đang chủ động đảm bảo nước sinh hoạt cũng như sản xuất cho bà con nông dân.
Mực nước trong nội đồng ở huyện Gò Công Đông còn khá dồi dào.
Mực nước trong nội đồng ở huyện Gò Công Đông còn khá dồi dào.

Ông Nguyễn Văn Quý, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Gò Công Đông cho biết, nhằm chủ động trong việc phòng, chống hạn mặn bảo vệ sản xuất trong mùa khô năm 2016 - 2017 để tránh thiệt hại do hạn mặn gây ra đối với sản xuất và nước sinh hoạt, huyện Gò Công Đông tiếp tục nạo vét các công trình vốn phòng, chống hạn mặn tỉnh hỗ trợ năm 2016 còn dang dở; đẩy nhanh tiến độ sớm hoàn thành các công trình để trữ nước phục vụ sản xuất, đặc biệt vụ đông xuân 2016 - 2017. Theo đó, huyện tiến hành nạo vét 8 công trình, chiều dài trên 28,4 km, vốn đầu tư trên 5,4 tỷ đồng. Ngoài ra, huyện cũng xây dựng kế hoạch đầu tư 3 công trình vốn phòng, chống hạn mặn để đề nghị tỉnh hỗ trợ phục vụ vụ đông xuân 2016 - 2017 với chiều dài trên 14,4 km; 12 công trình vốn thủy lợi phí 2017, với chiều dài 22,5 km; 9 công trình theo vốn Nghị định 35/CP năm 2017; 18 công trình từ vốn ngân sách xã, thị trấn năm 2017.

Rút kinh nghiệm đối phó với hạn mặn trong mùa khô 2016, mùa khô năm nay, huyện Gò Công Đông đã chủ động chuyển đổi diện tích từ 3 vụ lúa sang 2 vụ lúa, 1 vụ màu ở những vùng đất có nguy cơ ảnh hưởng của hạn mặn. Theo ông Nguyễn Văn Quý, đây là diện tích đất canh tác nằm ven biển, ven các đê ngăn mặn cửa sông thường phải gánh chịu hậu quả nặng nề của khô hạn và xâm nhập mặn hằng năm. Những năm hạn mặn khốc liệt, trà lúa đông xuân tại đây thường bị mất trắng. Nhờ chuyển đổi sang cơ cấu mùa vụ hợp lý, nông dân có thể xuống giống vụ đông xuân sớm, tránh được thời điểm hạn mặn vào cao điểm, giảm thiệt hại. Bên cạnh đó, ngay từ đầu vụ đông xuân 2016 - 2017, huyện cũng đã tập trung lấy nước trữ trong nội đồng để phục vụ tưới tiêu cho gần 10.000 ha đất trồng lúa.

Tranh thủ điều kiện thủy văn thuận lợi, nước mặn chưa xâm nhập sâu vào thượng lưu, trong những ngày đầu tháng 2, Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Tiền Giang tiếp tục lấy nước ngọt bổ cấp cho khu vực dự án qua cống Xuân Hòa, góp phần tăng thêm lượng nước dồi dào phục vụ sản xuất và đời sống.

Sĩ Nguyên
(Theo Ấp Bắc)
Chia sẻ: Google Bookmarks Yahoo Bookmarks Đăng lên ZingMe Đăng lên Linkhay Đăng lên TagVn Bookmarks lêb baibu
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Thăm dò ý kiến

Đánh giá của bạn về phiên bản mới này?

Tuyệt vời

Tốt

Trung bình

Bình thường

Rất tệ

Bộ đếm

  • Đang truy cập: 85
  • Hôm nay: 40172
  • Tháng hiện tại: 350342
  • Tổng lượt truy cập: 67324833