Đẩy mạnh hoạt động Nhà Văn hóa, Thư viện, Bảo tàng giai đoạn 2015-2020

Đăng lúc: Thứ hai - 05/10/2015 04:45
Nhằm nâng cao nhận thức của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân về mục đích, ý nghĩa của việc học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập trong các thư viện, bảo tàng, nhà văn hóa và các câu lạc bộ văn hóa - văn nghệ, thể dục - thể thao, Sở VH-TT&DL vừa ban hành Kế hoạch “Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong các Nhà văn hóa, Thư viện, Bảo tàng trên địa bàn tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2015 - 2020”.
Liên hoan văn nghệ quần chúng các xã nông thôn mới năm 2015.
Liên hoan văn nghệ quần chúng các xã nông thôn mới năm 2015.

Theo đó, sẽ nâng chất đối với từng loại hình hoạt động, cụ thể như sau:

Đối với hoạt động Nhà văn hóa: Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong hệ thống nhà văn hóa, sẽ triển khai thí điểm trong năm 2015 và nhân rộng trong toàn tỉnh giai đoạn từ năm 2016 đến 2020, phấn đấu đến năm 2020 thu hút 60% dân số trong tỉnh tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao; tăng cường đưa các hoạt động văn hóa về cơ sở, tăng số lượng các buổi biểu diễn nghệ thuật, tuyên truyền, triển lãm ở các xã vùng sâu, vùng xa trong tỉnh; tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho lực lượng cán bộ Nhà văn hóa cấp huyện, cấp xã…

Hoạt động Thư viện: 100% Thư viện tỉnh, thư viện cấp huyện, 80% thư viện trường học, cơ quan, đoàn thể và 50% thư viện cấp xã (thư viện kết hợp phòng đọc sách xã, phường, thị trấn) thường xuyên cung cấp dịch vụ truy cập Internet miễn phí để người dân được tiếp cận thông tin, tri thức phục vụ nhu cầu học tập, nâng cao hiểu biết và các nhu cầu khác; thường xuyên tổ chức các lớp hướng dẫn sử dụng thư viện, tra cứu tìm kiếm thông tin, tri thức phù hợp với nhu cầu người sử dụng; tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề về các vấn đề mà cộng đồng quan tâm.

Thư viện cấp xã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị có liên quan thường xuyên tổ chức các lớp hướng dẫn, cập nhật kỹ năng, kiến thức cần thiết cho lực lượng lao động ở cơ sở, nhất là người dân ở vùng nông thôn.

Phấn đấu số lượt người sử dụng thư viện công cộng trên địa bàn tỉnh hàng năm tăng bình quân 15%; tỷ lệ người dân trên địa bàn tỉnh sử dụng thư viện phục vụ nhu cầu học tập, tìm hiểu kiến thức để nâng cao hiểu biết đạt từ 15 - 20% số dân.

Phấn đấu số lượng sách, báo, tạp chí mới có chất lượng được bổ sung cho hệ thống thư viện công cộng của tỉnh hàng năm tăng 10%. Phấn đấu số lượt sách, báo, tạp chí trong hệ thống thư viện công cộng của tỉnh phục vụ bạn đọc hàng năm tăng 20%; số lần luân chuyển sách tại cơ sở tăng 10% mỗi năm.

Phấn đấu đến năm 2020 có khoảng 80% học sinh, sinh viên đến học tập tại các thư viện trong tỉnh. Phấn đấu hoàn thành Dự án cung cấp tài liệu số trực tuyến và xây dựng kho tư liệu số trong hệ thống thư viện công cộng toàn tỉnh.

Hàng năm, nhân dịp mừng Đảng, mừng Xuân, Thư viện tỉnh, thư viện các huyện (thành, thị) phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội Báo Xuân đáp ứng nhu cầu vui xuân, đọc sách, báo của độc giả. Ngày Sách Việt Nam (từ ngày 19-4 đến 23-4) hàng năm, tổ chức các hoạt động:

Triển lãm, hội chợ sách, đường sách với các gian hàng giới thiệu, bán sách với giá ưu đãi, trưng bày sách hay, sách đẹp phục vụ đọc sách miễn phí; tổ chức Tuần lễ Sách với các hoạt động như: Hội thảo, nói chuyện chuyên đề, tọa đàm về sách; giao lưu giữa các nhà văn hóa, khoa học, nhà văn, nhà thơ với độc giả; giới thiệu sách, trao giải sách hay, sách đẹp; giới thiệu và tôn vinh các tủ sách gia đình, tủ sách dòng họ...

Phát động phong trào xây dựng văn hóa đọc thông qua nhiều hoạt động phong phú, sâu rộng của các tổ chức, đoàn thể xã hội.

Hoạt động Bảo tàng: Thường xuyên đổi mới, tăng cường tổ chức các hoạt động triển lãm, trưng bày hiện vật, hình ảnh phục vụ nhu cầu giáo dục, học tập, nghiên cứu tại Bảo tàng và các điểm triển lãm lưu động ở các vùng sâu, vùng xa phù hợp với từng đối tượng khách tham quan, học tập và nghiên cứu.

Phối hợp với các cơ quan, ban, ngành tổ chức các lớp tập huấn ngắn và dài hạn về công tác chuyên môn của Bảo tàng; xã hội hóa về công tác sưu tầm, trưng bày hiện vật, hình ảnh; biên soạn, xuất bản các tài liệu, sách, kỷ yếu… về lịch sử địa phương, di sản văn hóa, di tích, hiện vật và nhiều thông tin khoa học về Bảo tàng nhằm hướng dẫn, tuyên truyền ý nghĩa, tầm quan trọng của việc nghiên cứu, học tập. Từ đó nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm của người dân trong việc hình thành thói quen tự học, học tập thường xuyên, tích cực tham gia các hoạt động giáo dục và hỗ trợ cho công tác Bảo tàng.

Thanh Hải
(Theo Ấp Bắc)
Chia sẻ: Google Bookmarks Yahoo Bookmarks Đăng lên ZingMe Đăng lên Linkhay Đăng lên TagVn Bookmarks lêb baibu
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Thăm dò ý kiến

Đánh giá của bạn về phiên bản mới này?

Tuyệt vời

Tốt

Trung bình

Bình thường

Rất tệ

Bộ đếm

  • Đang truy cập: 408
  • Khách viếng thăm: 404
  • Máy chủ tìm kiếm: 4
  • Hôm nay: 79753
  • Tháng hiện tại: 1828653
  • Tổng lượt truy cập: 48202780