Chuyện gần 2 tấn hợp kim đồng

Đăng lúc: Thứ năm - 09/10/2014 08:55
Tháng 8-2000, trong lúc thi công đào đường cống thoát nước thải cho Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang, anh Nguyễn Văn Hùng và một số dân công khác đã phát hiện được khá nhiều kim loại đồng. Nhận được tin báo, Bảo tàng Tiền Giang đã cử cán bộ nghiệp vụ tiếp tục mở rộng hố khai quật thu hết số hiện vật còn lại.

Khi khai quật ở độ sâu 1 m bắt gặp một số viên gạch thẻ gãy lẫn trong lớp đá vụn dày khoảng 10 cm, dưới lớp đá là một số cây sắt cài mặt, dưới lớp sắt là các hợp kim đồng có một số dây xích sắt nối các hiện vật với nhau lẫn trong xỉ than. Hố khai quật sau khi hoàn tất hình vuông 1,5 m, sâu 1,5 m.

Sau khi tiến hành phân loại hiện vật đã thu được, kết quả: 7 cây sắt dài 34,5 cm, nặng 0,4kg/cây, có hình tròn, 2 đầu có 2 cục gù tròn to hơn so với chính giữa (2 cây mất một bên đầu). Hiện vật kim loại đồng gồm 28 loại lớn nhỏ gồm: 2.013 hiện vật, nặng 1.783 kg, có kích thước khác nhau (hiện vật lớn nhất có đường kính 12,7 cm, nặng 3 kg; nhỏ nhất 4,2 cm, nặng 0,42 kg) có hình chén, rỗng bên trong, ở chính giữa chóp có lỗ để xỏ dây, màu xám đen.

Những hợp kim đồng lưu giữ tại Bảo tàng Tiền Giang.
Những hợp kim đồng lưu giữ tại Bảo tàng Tiền Giang.

Khi mới khai quật lên, có giả thiết cho rằng: Đây là một loại đạn bươm bướm (Hồ điệp tử), mỗi khi bắn ra khỏi nòng đại bác bay zic-zắc giống như hình con bươm bướm để đối phương khó đoán được đường bay của đạn. Đạn bươm bướm thường được dùng để công phá thành trì, đánh vào chiến hạm, uy hiếp đối phương, thường được sử dụng nhiều dưới thời Nguyễn sơ.

Nhưng qua nghiên cứu thực tế các nhà khoa học của Hội đồng Khoa học trung tâm khảo cổ học - Viện Khoa học xã hội (nay là Viện Khoa học xã hội vùng Nam bộ) và Bảo tàng Tiền Giang thẩm định đã kết luận:

* Nguyên liệu:

Những vật hình chén là hợp kim đồng, thường được sử dụng trong công nghệ đúc kim loại.
Những xích bằng sắt có gắn những cục hợp kim đồng nhỏ, có thể sử dụng làm neo trong các con tàu.
Xỉ sắt là vết tích của một lò đúc.

Các viên gạch trong di tích là loại gạch xây của thành Mỹ Tho.

* Tính chất của di tích:

Có vết đốt ở nhiệt độ cao biểu hiện qua men và màu trên các chén hợp kim loại và vết than trên gốm.
Những dấu hiệu trên cho thấy đây là một lò đúc kim loại nằm hơi chếch về hướng Tây gần trung tâm thành Mỹ Tho cũ.

* Niên đại:

Hiện vật có niên đại giữa thế kỷ XIX (năm 1840 - 1860). Được biết, năm 1826 vua Minh Mạng cho dời lỵ sở trấn Định Tường trước đây ở thôn Mỹ Chánh (khu vực Chợ Cũ thuộc phường 2, 3 và 8 ngày nay) sang phía Tây sông Bảo Định thuộc 2 thôn Điều Hòa và Bình Tạo của huyện Kiến Hưng (nay thuộc phường 1, 4 và 7), phủ Kiến An, tỉnh Định Tường. Bên cạnh lỵ sở trấn Định Tường, ông Dương Tấn Tuyên đã lập lên một ngôi chợ tại khu vực chợ Mỹ Tho ngày nay.

Như vậy, số hợp kim đồng này được sử dụng đúc các đồ dùng sinh hoạt, công cụ lao động, thờ cúng… Lò đúc nằm ngay sát chợ Mỹ Tho xưa, thuận tiện trong việc giao thương mua bán sản phẩm trong và ngoài tỉnh.

Hiện số hiện vật này đang được lưu giữ tại Bảo tàng Tiền Giang để phục vụ nghiên cứu và trưng bày cho khách tham quan tìm hiểu về nền sản xuất tiểu thủ công nghiệp của người Mỹ Tho xưa.

Nguyễn Mạnh Thắng
(Theo Ấp Bắc)
Chia sẻ: Google Bookmarks Yahoo Bookmarks Đăng lên ZingMe Đăng lên Linkhay Đăng lên TagVn Bookmarks lêb baibu
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Thăm dò ý kiến

Đánh giá của bạn về phiên bản mới này?

Tuyệt vời

Tốt

Trung bình

Bình thường

Rất tệ

Bộ đếm

  • Đang truy cập: 246
  • Khách viếng thăm: 228
  • Máy chủ tìm kiếm: 18
  • Hôm nay: 16212
  • Tháng hiện tại: 2384637
  • Tổng lượt truy cập: 48758764