Tiền Giang: Về đâu rạp hát cải lương?

Đăng lúc: Thứ năm - 06/11/2008 12:18
Rạp Tiền Giang - rạp thầy Năm Tú xưa, gắn liền với lịch sử nghệ thuật cải lương Nam bộ, hoang tàn nhiều năm

Rạp Tiền Giang - rạp thầy Năm Tú xưa, gắn liền với lịch sử nghệ thuật cải lương Nam bộ, hoang tàn nhiều năm

Năm 1918, Mỹ Tho là đô thị đầu tiên có một rạp hát cải lương, đó là rạp thầy Năm Tú, nằm cạnh chợ Mỹ Tho. Bây giờ, trên nền rạp hát của thầy Năm Tú ngày xưa, là rạp Tiền Giang (đường Lý Công Uẩn phường 1, TP Mỹ Tho) nhưng hoang tàn, vắng lạnh.
Nỗi niềm rạp hát

Đầu tháng 8.2008, chúng tôi đến rạp Tiền Giang, chỉ thấy những cánh cửa sắt rỉ sét đóng im ỉm, tường gạch đầy dấu rêu phong. Là cái nôi của cải lương Tiền Giang, rạp Tiền Giang mở cửa cách nay 90 năm, thầy Năm Tú đã đưa sân khấu cải lương từ phong trào đờn ca tài tử vào rạp, mở ra nghệ thuật cải lương đặc sắc của đất Nam bộ. Theo các bô lão, rạp Tiền Giang là nơi dành cho các nghệ sĩ tài danh như: Năm Châu, Phùng Há, Sáu Nhiêu, Tám Danh, Tám Củi… tung hoành qua từng vai diễn.

Còn bây giờ, sau nhiều năm đóng cửa, bên trong rạp Tiền Giang hư hỏng nặng, ngột ngạt mùi ẩm mốc, sân khấu đầy bụi bặm, mạng nhện giăng mắc khắp nơi.

Thành phố Mỹ Tho có ba rạp hát, nhưng hiện nay chỉ còn rạp Định Tường ở đường Trưng Trắc hoạt động cầm chừng. Còn rạp Mỹ Tho ở đường Đinh Bộ Lĩnh (trước đây có tên là rạp Viễn Trường), sau nhiều năm đóng cửa, nay biến thành siêu thị sách. Ở huyện Cái Bè có 3 rạp hát, trong đó rạp hát Cái Bè sau nhiều năm bỏ trống vì khai thác không hiệu quả, đã biến thành trung tâm thương mại. Rạp Thiên Hộ Dương, từ đầu năm 2008 cũng bị phá bỏ để xây dựng trung tâm thương mại. Riêng rạp Hoàng Việt bị bỏ hoang rất lâu. Các rạp Kim Quang (huyện Châu Thành), Chiến Thắng (thị xã Gò Công) cũng… vắng như chùa bà Đanh, xuống cấp nặng nề.

Bỏ thì thương, vương thì tội

Ông Trần Hoàng Nhĩ, trưởng phòng Kế hoạch - tài chính sở VH-TT-DL Tiền Giang, cho biết các rạp hát nói trên đã bị lãng quên từ khi loại hình giải trí gia đình (video, CD, VCD) phát triển. Hơn nữa, hiện nay các đoàn cải lương và các show ca nhạc thường tổ chức biểu diễn ngoài trời, không muốn vào rạp vì khán giả không thích. Những người điều hành quản lý các rạp hát cũng không muốn tổ chức các vở diễn, các show ca nhạc trong rạp vì chi phí quá cao, khán giả ít.

Theo ngành văn hóa Tiền Giang, dù hoạt động của các rạp hát không hiệu quả, nhưng năm 1997, bộ Văn hóa thông tin (nay là bộ Văn hóa - thể thao - du lịch) đã yêu cầu địa phương giữ các rạp hát lại vì sợ mất… địa chỉ hoạt động văn hóa với quan điểm: văn hóa nghệ thuật có “trào lưu”, có khi hưng thịnh, có lúc thoái trào. Do đó, nếu vội vàng phá bỏ các rạp hát, đến lúc “hưng thịnh” sẽ không còn chỗ để hoạt động. Nhưng tại Tiền Giang, các rạp hát sau gần hai mươi năm “thoái trào”, đến giờ này, ngành văn hóa cũng không biết khi nào sẽ hưng thịnh trở lại.

Theo ông Nhĩ, năm 2005, sở VHTT Tiền Giang định đề xuất bộ VHTT công nhận rạp Tiền Giang là di tích văn hóa cấp quốc gia để có điều kiện tu sửa thành khu di tích cải lương Nam bộ. Thế nhưng chưa kịp đề nghị, năm 2006 UBND tỉnh giao rạp Tiền Giang cho đài PT-TH tỉnh xây dựng phim trường. Đến nay dự án này vẫn như “bóng chim tăm cá”, còn rạp thầy Năm Tú vẫn trong cảnh hoang tàn. Ông Nhĩ nói: “Hiện nay tương lai của các rạp hát ở Tiền Giang vẫn rất mịt mờ. Còn dự án xây dựng nhà hát và một rạp chiếu phim hiện đại trị giá 26 tỉ đồng khi Mỹ Tho lên đô thị loại hai cho đến nay… vẫn còn trên giấy”.
Hùng Anh
(Theo Sài Gòn tiếp thị)
Chia sẻ: Google Bookmarks Yahoo Bookmarks Đăng lên ZingMe Đăng lên Linkhay Đăng lên TagVn Bookmarks lêb baibu
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin cũ hơn

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

Thăm dò ý kiến

Đánh giá của bạn về phiên bản mới này?

Tuyệt vời

Tốt

Trung bình

Bình thường

Rất tệ

Bộ đếm

  • Đang truy cập: 444
  • Khách viếng thăm: 408
  • Máy chủ tìm kiếm: 36
  • Hôm nay: 101321
  • Tháng hiện tại: 1967100
  • Tổng lượt truy cập: 48341227