Sử giàu, kịch nghèo

Đăng lúc: Thứ ba - 27/11/2012 09:36
"Sử thì giàu, kịch thì nghèo" là tiếng thở dài buồn bã của cả làng kịch tại tọa đàm Nghệ thuật sân khấu sáng tác về đề tài lịch sử diễn ra ngày 14-11 tại Hà Nội.
Kể cả những tác phẩm được đánh giá cao trong các kỳ hội diễn, liên hoan cũng không tránh khỏi số phận chết yểu khi bị công chúng và thời gian sàng lọc.
 


Rừng trúc - một trong những vở kịch lịch sử hiếm hoi được công chúng ghi nhớ Ảnh: nguyên nguyên

"Số tác phẩm vượt qua được thử thách này cũng rất hiếm hoi: Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Trãi ở Ðông Quan và Rừng trúc của Nguyễn Ðình Thi, Bài ca giữ nước của Tào Mạt... Ngoài những tác phẩm này, khó mà lựa lọc thêm vở diễn khác. Cũng bởi vậy, sân khấu về đề tài lịch sử mới chỉ có bề rộng mà thiếu cả chiều sâu lẫn chiều cao. Cũng không lạ khi lịch sử dân tộc cung cấp cho sân khấu nguồn chất liệu quý giá nhưng những vở kịch có sức sống lâu dài thì còn quá ít", nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Thành chia sẻ.

Nghịch lý của kịch lịch sử có lẽ cũng bắt nguồn từ những bối rối của người cầm bút. Xưa nay, mỗi vở kịch lịch sử đều bị "soi" hoặc so sánh với sự thật lịch sử được ghi chép lại. Và đâu là hư cấu, đâu là giải thiêng, đâu là bịa tạc lịch sử vẫn làm đau đầu các nhà viết kịch, đạo diễn. Nhà nghiên cứu Hồ Ngọc khẳng định kịch lịch sử không thể là cuốn sách giáo khoa về lịch sử. Bởi vậy, khi thiếu đi sự hư cấu, kịch sẽ chỉ là minh họa thô thiển lịch sử, sao chép vụng về sách giáo khoa lịch sử. Nhà nghiên cứu Hồ Ngọc cũng đề nghị không nên lẫn lộn giữa kịch lịch sử và lịch sử, và dĩ nhiên "không nên lấy tiêu chuẩn khoa học lịch sử để đánh giá một vở kịch lịch sử với tư cách là tác phẩm hư cấu nghệ thuật".

Ở khía cạnh người viết kịch, nhà văn Nguyễn Khắc Phục bày tỏ: "Các nhà viết kịch phải ý thức được rằng chúng ta đang đứng trước hiểm họa xâm lược văn hóa. Vậy mà sách giáo khoa viết sử cho học sinh một đằng, nhà viết kịch viết một nẻo. Người viết kịch về lịch sử phải biết chiến đấu bằng ngòi bút của mình, vở kịch còn là vũ khí chiến đấu chứ không chỉ là nghệ thuật".

Câu chuyện sáng tác nghệ thuật về đề tài lịch sử sẽ không chỉ dừng lại ở sân khấu, âm nhạc hay điện ảnh mà tiếp diễn ở các lĩnh vực khác như nhiếp ảnh, mỹ thuật, văn học... Những tọa đàm này sẽ là bước đầu tiên của một hội thảo khoa học toàn quốc với chủ đề "Sáng tạo tác phẩm văn học, nghệ thuật về đề tài lịch sử" dự kiến tổ chức vào tháng 12 năm nay.

 

Hà Hương
(Theo Thanh Niên)
Chia sẻ: Google Bookmarks Yahoo Bookmarks Đăng lên ZingMe Đăng lên Linkhay Đăng lên TagVn Bookmarks lêb baibu
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Thăm dò ý kiến

Đánh giá của bạn về phiên bản mới này?

Tuyệt vời

Tốt

Trung bình

Bình thường

Rất tệ

Bộ đếm

  • Đang truy cập: 390
  • Khách viếng thăm: 388
  • Máy chủ tìm kiếm: 2
  • Hôm nay: 13048
  • Tháng hiện tại: 1761948
  • Tổng lượt truy cập: 48136075