Ngày 31-08-2012, Hội Văn học Nghệ thuật Tiền Giang đã tổng kết và trao giải Liên hoan ảnh nghệ thuật tỉnh Tiền Giang lần thứ 18 và khai mạc triển lãm ảnh nghệ thuật với chủ đề “Tiền Giang quê tôi”.
Sáng 19-7, Hội Nhiếp ảnh TP Hồ Chí Minh và CLB Nhiếp ảnh chiến sĩ đã phối hợp khai mạc triển lãm ảnh thời sự - nghệ thuật “Thời bình người chiến sĩ” của Nghệ sĩ nhiếp ảnh (NSNA) Hà Quốc Thái (Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật Tiền Giang).
Tỉnh Đoàn vừa phát động Cuộc thi ảnh “Tuổi trẻ với nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới” dành cho cán bộ, đoàn viên, thanh thiếu niên, do Trung ương Đoàn tổ chức.
Ngày 15-7-2012, Ban tổ chức đã chấm ảnh công khai tại Hội VH-NT Tiền Giang. Sau 4 vòng chấm đã chọn ra 73 tác phẩm triển lãm và trao giải.
Hòa sắc trắng là một dạng mà màu trắng là màu chủ đạo, nó mang đến cảm giác nhẹ nhàng, thanh khiết, nhưng cũng đôi khi lạnh lẽo, cô đơn, tang tóc...
Nó có thể là hòa sắc giữa nền màu chủ đạo là màu trắng trên màu trung tính (trắng-xám-đen), hoặc với những màu ấm lạnh khác nhau....
Theo kế hoạch hàng năm để nâng cao phong trào nhiếp ảnh Tìền Giang ngày càng phát triển, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Tiền Giang tổ chức Liên hoan ảnh Nghệ thuật tỉnh Tiên Giang lần thứ XVIII năm 2012 với chủ đề “Tiền Giang quê tôi”.
NSNA Hà Quốc Thái cầm máy ảnh từ thời còn học cấp II; chỉ là chụp cho khách hàng, phụ giúp thầy giáo sau giờ hai thầy trò lên lớp; vì thầy anh có một hiệu ảnh nhỏ.
Từng đi bộ đội, năm 1996, xuất ngũ, Trần Tuấn chọn nghề nhiếp ảnh dịch vụ. Sau nhiều lần đi chụp ảnh với nhóm ảnh nghệ thuật Tiền Giang, anh chuyển sang sáng tác ảnh nghệ thuật.
Tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm năm 1987, Lê Hải vừa dạy học vừa làm nhiếp ảnh dịch vụ, được 10 năm, anh từ giã bục giảng, chuyên tâm vào nhiếp ảnh dịch vụ. Tuy nhiên mãi đến 23 năm sau đó, anh mới có dịp tham gia sáng tác ảnh nghệ thuật, dù niềm đam mê về loại hình này luôn nung nấu.
Cả hai đều còn ở tuổi sung mãn và đến với nhiếp ảnh cũng khá tình cờ, vừa chọn là nghiệp mưu sinh, vừa săn cái đẹp. Chính niềm đam mê đường nét, bố cục, ánh sáng... với những ý tưởng sáng tạo, cả hai đã cho ra mắt những tác phẩm bước đầu có thể khẳng định được mình trong làng ảnh nghệ thuật của Tiền Giang.
(Tham luận của Chi hội Nhiếp ảnh)
Trước đây, Tiền Giang được xem là “vùng trũng” của nhiếp ảnh nghệ thuật khu vực ĐBSCL, bởi số hội viên Hội NSNA ít và hoạt động không đều. Tuy nhiên, trong nhiệm kỳ qua phong trào chơi ảnh nghệ thuật tại Tiền Giang đã khởi sắc, nhiều tay máy mới xuất hiện và khẳng định tên tuổi qua các cuộc thi khu vực và toàn quốc.
Chi hội Nhiếp ảnh Tiền Giang hiện có 28 hội viên, trong đó đã có 14 hội viên Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam. Con số ấn tượng ấy chính là sự nỗ lực và phấn đấu không ngừng của toàn thể hội viên chi hội trong nhiệm kỳ vừa qua.
Sinh năm: 1946, Hội viên Hội Nhiếp ảnh Tiền Giang. NSNA Lý Bé khởi nghiệp nhiếp ảnh năm 1993 với ảnh dịch vụ. Mãi đến 2002, anh mới chuyển sang chụp ảnh nghệ thuật. Năm 2003, anh được giải thưởng đầu tiên trong cuộc thi ảnh Nghệ thuật của Tiền Giang. Anh hiện là hội viên lớn tuổi nhất của chi hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Tiền Giang. Tuy vậy, với sức khỏe tốt, năng nổ, lăn xả trong sáng tác, nhiệt tình, cởi mở với đồng nghiệp, anh vẫn có mặt trong tất cả các chuyến đi sáng tác thường kỳ của hội.
“Trốn” cái nóng khắc nghiệt của phương Nam để ra Hà Nội tận hưởng không khí lạnh tê người của miền Bắc, NSNA Duy Anh - tay máy có thâm niên “đi săn” những hình ảnh đẹp về người lính trong thời bình và cũng là một trong những người chụp nhiều ảnh về bộ đội từ sau chiến tranh, cũng đồng thời nhận giải A tặng thưởng 5 năm của Bộ Quốc phòng. Đề tài người lính luôn là tâm điểm trong sáng tác của anh và nó đã mang lại cho anh không ít giải thưởng trong nước và quốc tế.
Sau những ngày lênh đênh trên biển và được gặp những con người dũng cảm làm nhiệm vụ nơi đầu sóng ngọn gió, trở về đất liền, chúng tôi thấy nhớ da diết những ngày tháng tư ngắn ngủi ở Trường Sa với nắng, gió và biển xanh. “Không xa đâu, Trường Sa ơi!” - câu hát này sẽ được nhớ mãi với những ai đã từng một lần đặt chân đến Trường Sa.
Tôi tìm thấy “Con đã về” từ điển tích Người thiếu phụ Nam Xương và trong bài hát của nhạc sĩ Phạm Duy “con có hay chăng cha về …”
Dịp kỷ niệm ngày miền Nam giải phóng hàng năm, báo chí trong tỉnh thường ôn lại truyền thống bằng việc đăng tải nhiều bài viết, tư liệu về mùa xuân đại thắng năm 1975 ở Tiền Giang. Và hầu như năm nào cũng vậy, những trang báo này sẽ kém phần trực quan, sinh động nếu như thiếu đi những bức ảnh đen trắng quý giá ghi lại khí thế tiến công cách mạng cũng như niềm vui đại thắng của quân và dân tỉnh ta trong ngày 30-4 lịch sử. Năm nay, nhân dịp kỷ niệm 35 năm ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng thống nhất đất nước, tôi đã tìm đến nhà nghệ sĩ nhiếp ảnh Trần Biểu, tác giả của những bức ảnh nói trên để nghe ông kể về chuyện tác nghiệp trong ngày đại thắng.
Liên hoan ảnh nghệ thuật Tiền Giang lần thứ XV do Hội Văn học Nghệ thuật Tiền Giang tổ chức cuối năm 2009 dưới sự bảo trợ của Hội nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam là kỳ liên hoan có số lượng tác giả và tác phẩm tham dự đông đảo nhất với 461 tác phẩm dự thi (394 ảnh màu, 67 ảnh đen trắng) của 42 tác giả trong tỉnh. Và kết quả giải thưởng cao nhất của cuộc thi, đã thuộc về tác giả Quyên Vũ - một gương mặt trẻ còn mới toanh trong giới nhiếp ảnh nghệ thuật Tiền Giang.
Năm 2009 sẽ là mốc thời gian đáng nhớ đối với tay máy trẻ Duy Nhựt vì anh vừa chính thức không còn là “lính phòng không” và việc anh “bội thu” giải thưởng về ảnh nghệ thuật.
Sau hơn 20 năm quen biết nghệ sĩ nhiếp ảnh Duy Anh, tôi mới nhen nhóm ý định viết về công việc sáng tạo và cuộc đời của anh. Ở đây, tôi không có ý định viết về những vinh quang mà anh gặt hái được từ các giải thưởng và những bước thăng trầm trong công việc sáng tạo ảnh nghệ thuật của Duy Anh. Tôi chỉ muốn viết đôi nét về "âm bản" cuộc đời anh với sự tương tác và mâu thuẫn giữa công việc chụp ảnh kinh doanh và công việc sáng tạo ảnh nghệ thuật cùng với những nét độc đáo trong tính cách nghệ sĩ của Duy Anh.