Ý nghĩa văn hóa của mỹ thuật ĐBSCL và những ước vọng về nó

Đăng lúc: Thứ năm - 22/11/2012 09:58
Nói tới Mỹ thuật ở Đồng bằng sông Cửu Long sau hơn 30 năm hoạt động và phát triển tính từ sau giải phóng tới nay, tôi không nói về cơ chế hành chánh tổ chức, cũng không bàn đến nghệ thuật đã đổi mới như thế nào, có những tác phẩm, phong cách, giải pháp nghệ thuật nào gọi là mới trong xu thế nghệ thuật đương đại hiện nay trên cả nước.
Họa sĩ Quách Phong
Những vấn đề về nghệ thuật ấy xin để các bạn trẻ và các nhà lý luận bàn, thật ra các vấn đề đó nó rất vô cùng, vì nghệ thuật và sáng tạo là vô cùng vô tận. Nghệ thuật và giá trị của nó do nghệ sĩ tự nhận thức, tự cảm xúc và tự giác thể hiện ra bằng các phương tiện trực quan, bằng các ngôn ngữ nghệ thuật thành những tác phẩm với nghững hình tượng, những ý tưởng, những hình thái những phong cách và sắc thái mang dấu ấn cá nhân nghệ sỹ, với môi trường thiên nhiên xã hội và thời đại tác động vào họ theo các mức độ khác nhau. Do đó không thể cố ý gò ép hay áp đặt kiểu nầy kiểu khác. Người ta nói văn học nghệ thuật là một hình thái ý thức của xã hội chứ không phải là sự cố ý sao chép, bắt chước học đòi để gọi là mới.

Ở đây tôi muốn nói một vấn đề khác là: “Ý nghĩa văn hóa của mỹ thuật ở Đồng bằng sông Cửu Long”.

Ai cũng biết Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và cả Nam Bộ nói chung là một vùng mới khai phá, lịch sử văn hóa của người Việt hình thành ở đây chỉ mới trên 300 năm, bằng ngôi đình làng, chùa chiền, miếu mạo và các bia mộ cùng với văn hóa chùa chiền của người Hoa, người Khơ Me và Chăm Pa trên nền văn hóa cỗ óc eo. Với vùng đất hoang vu rộng lớn với những con sông dài rộng mênh mông, một vùng thiên nhiên hoang dã đó, những cộng đồng người Việt trên 300 năm trước đã khai hoang lập ấp nhiều đời nhiều thế hệ đã sống cùng với thiên nhiên cùng với cộng đồng đã lập nên cơ đồ sự nghiệp cho đến hôm nay. Chính vì miền đất mới nên cái thiệt thòi lớn nhất của người dân Nam Bộ nói chung và Đồng Bằng sông Cửu Long nói riêng là không được có các di tích của nền văn hóa truyền thống của dân tộc Việt, theo truyền thống, cộng đồng người Việt  định cư ở đâu, họ lại xây dựng đình chùa nơi thờ tự tổ tiên Ông Bà nhờ đó gìn giữ được ít nhiều sắc thái văn hóa truyền thống, trong quá trình cải tạo thiên nhiên xây dựng cuộc sống cho mình họ cũng xây dựng các hình thái văn hóa đáp ứng cho đời sống tinh thần của họ tạo nên nền văn nghệ dân gian như thơ ca, hò vè, hát ru em vv..đến thời cận đại hình thành nền văn học, sân khấu cải lương đờn ca tài tử vv…Từ đó hình thành một số nhà văn, nhà thơ, diễn viên và một số bộ môn nghệ thuật. Với thiên nhiên hoang sơ và mênh mông đó của đồng bằng sông Cửu Long cùng với văn nghệ dân gian đã xây đấp nên tâm hồn, tình cảm, tư tưởng, tâm lý cho con người Nam Bộ có một phong thái rất đặc trưng: đó là tính hào hiệp, bao dung, rộng rãi, trọng nghĩa, trọng tình, ... Vì thế mà vùng đất ấy đã nuôi dưỡng biết bao anh hùng hào kiệt trong lịch sử như Trương Định, Thủ Khoa Huân … Và cũng đã sản sinh ra bao nhiêu nhân tài cho đất nước trên các lĩnh vực chính trị, quân sự, khoa học kỹ thuật và văn học nghệ thuật, tuy nhiên có một đặc điểm chung là những người con xứ đồng bằng sông Cửu Long, nhưng thành tài thành danh dều ở nơi đất khách quê người. Điều đó cho thấy cái  thiếu lớn nhất của miền quê trù phú này không chỉ thiếu các di tích văn hóa truyền thống mà còn thiếu môi trường đào tạo, môi truờng văn hóa trí thức nói chung. Cái nơi mà có một thiên nhiên trù phú như thế, nơi mà có những con người hào hiệp nghĩa tình như vậy, nơi đó theo lẽ xứng đáng có một nền văn hóa rộng và sâu, một nền tri thức cao. Nếu có được những điều kiện đó thì đồng bằng sông Cửu Long sẽ còn bao la và rộng lớn biết bao!

Nói ngành thuật bác học vì nó là môn nghệ thuật được đào tạo và phát triển một cách khoa học, có tri thức có khoa học, có lý luận, có thể truyền thụ được bằng đào tạo bằng khoa học, và mọi người trên thế giới có thể nhận thức và tiếp thu nó qua ngôn ngữ của nghệ thuật này, vì thế mà các họa sĩ ở Cửu Long giao thoa với các nước và thế giới. Hơn nữa mỹ thuật là môn nghệ thuật có thể thâm nhập vào tất cả các sản phẩm vật chất của đời sống xã hội làm tăng giá trị các sản phẩm, điều kiện  phát triển kinh tế xã hội, đó là điều để mở mang và phát triển cho Đồng bằng sông Cửu Long.

Hơn nữa Mỹ thuật cùng với văn học, âm nhạc, sân khấu v.v…nói chung là “Văn nghệ” còn có tác dụng giáo dục và nâng cao tâm hồn, tình cảm, tâm lý thẩm mỹ, thị hiếu cho nhân dân góp phần giáo dục đạo đức, tư tưởng, tác phong, nhân cách, lối sống cho nhân dân, khi mà quần chúng có được một tâm hồn cao thượng, một tình cảm lành mạnh, một tâm lý vững vàng, một thị hiếu tốt, một trình độ thẩm mỹ cao nó làm nền tảng cơ sở để cho tư tưởng, đạo đức tốt đẹp hơn, mọi suy nghĩ hành vi của họ chuẩn mực hơn, đúng đắn và sáng suốt hơn. Như vậy không phải mỹ thuật đã cùng các nghành khác nâng cao chất lượng người dân ở Đồng bằng nói riêng một cách hiệu quả đó sao?

Tất cả  những điều đó trước tiên là phải phát triển nghành mỹ thuật, phát triển sáng tác và sáng tạo, và quan trọng vô cùng là phải phổ cập nghệ thuật nhiều hơn nữa. Nhiều năm qua chúng ta chú ý thị trường nghệ thuật và quá chú ý đến giải thýởng A, B, C vŕ các ga-lő-ry. Điều đó cũng cần thiết nhýng xin nhớ đó không phải lŕ mục đích của nghệ thuật. Kinh tế rất cần cho đời sống của nghệ sĩ nhýng mục đích cao cả nhất của nghệ thuật, lŕ nâng cao dân trí. Có thể có ngýời nghĩ các họa sĩ ngŕy nay vẽ gì lung tung không thấy gì là tư tưởng là chính trị là đạo đức, vì tranh ngày nay nó không còn trực tiếp làm công cụ tuyên truyền, chủ trương, chính sách như hồi xưa nên các nhà tuyên giáo cũng không mặn tài trợ đầu tư, nghĩ nó là vô dụng. Chúng ta nên suy nghĩ kỷ lại giống như các chữ cái A, B, C, D, Đ…hay các con số 1, 2, 3, 4 … các định lý phương trình tự nó không có ý nghĩa gì cả, nhưng nó là các nguyên tố của trí tuệ, các màu sắc, đường nét, hay các âm thanh Đồ, Rê, Mi, Fa, Sol hay Cống, Sang, Hò, Sự vv…nó không là gì cả nhưng nó là những nguyên tố của tâm hồn, của tình cảm, của tâm lý, của thị hiếu, của thẩm mỹ, của tư duy v.v…Và khi có nó và nâng cao hiệu quả của nó thì con người không còn hoang dã nữa, và sẽ từng bước văn minh và hiện đại. Con người hiện đại không thể không có văn hóa hiện đại. Đồng bằng sông Cửu Long muốn hiện đại không thể không có con người hiện đại.

Tôi muốn mọi người đừng coi văn học nghệ thuật là một thứ “Văn nghệ” nữa theo nghĩa đen là một thứ mua vui. Không, tôi nghĩ nó là văn hóa. Và Đồng bằng sông Cửu Long hay với người Nam bộ nói chung và nhiều nơi nữa nên nghĩ văn hóa nghệ thuật là văn hóa, và loại văn hóa đặc thù. Cao cấp và cần nó, sử dụng nó như là dưỡng khí mà không thể thiếu.

Một điều tôi muốn nhắn nhủ hay là một ước vọng: Đồng bằng Cửu Long nên tích tụ góp nhặt lại tất cả những giá trị tinh thần mà cha ông đã sản sinh ra trong hơn 300 năm qua trong thời gian mở cõi, xây dựng và bảo vệ giữ gìn đất nước, quê hương, các giá trị vô giá đó hiện nay nó tản mác trong thời gian, trong không gian, trong sự vô tâm, vô thức, vô trách, vô nhiệm của chúng ta và kể cả sự phủ định của nhau, phủ định lẫn nhau của chúng ta bằng nhiều cách nghĩ và hành động khác nhau khi mất tất cả không còn gì để làm truyền thống, làm niềm tự hào cho một dân tộc nửa thì sẽ ra sao? Một dân tộc không còn niềm tự hào, thì chỉ xứng đáng đi làm nô lệ.

Tôi nhớ không nhầm ở miền Tây không ít những danh tài và các giá trị văn hóa trên các lĩnh vực, cũng có nhiều người sưu tầm, sưu tập, xuất bản nhưng nó bị loãng trong không gian của từng địa phương, qua nhiều thế hệ bị lãng quên, nhất là thời kinh tế thị trường, đời sống bon chen chụp giật này. Chỉ riêng các bài hát “Ru em” Nam bộ nghe lại cũng cảm nhận được nhiều điều về con người và thiên nhiên Nam bộ, nói khá rõ hoàn cảnh sống, tâm hồn và tình cảm người dân Nam bộ. Đối với tranh tượng Đồng bằng sông Cửu Long, tôi được biết nhiều họa sỹ ở Miền Tây còn ôm giữ nhiều ký ức chiến tranh, mà họ đã tâm huyết, lăn lộn ghi nhận suốt chiều dài hai cuộv kháng chiến, đó không là của quí hay sao? Nhà nước tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long không lưu giữ thì ai giữ gìn cho họ, họ đâu có mang theo được suốt đời. Và những gì các họa sĩ kế tiếp nhau, nhiều thế hệ đã sáng tạo hơn 30 năm qua, không là những giá trị tinh thần, giá trị văn hóa của Đồng bằng sông Cửu Long hay sao? Nếu để họ treo đâu đó hoặc đúc gầm giường, chân cầu thang thì uỗn phí biết bao. Và một số nữa các họa sĩ các nơi khác, và các tác giả, tác phẩm văn thơ nhạc ở các nơi khác sáng tác về Đồng bằng sông Cửu Long trong những chục năm qua, tất cả những gì ở trên tôi kể sơ qua, ước gì được nhà nước tích tụ lại và xây dựng thành một Trung Tâm Văn Hóa Đồng bằng sông Cửu Long. Trong đó có Bảo tàng, Thư viện, Sân khấu, khu triển lãm v.v..giới thiệu những đặc sắc của đồng bằng sông Cửu Long, là điểm nhấn văn hóa Đồng bằng sông Cửu Long, nó là động lực và cũng là nhân tố để phát triển kinh tế, văn hóa và nhất là nâng  giá trị văn hóa, tri thức của Đồng Bằng Sông Cửu Long trong thời đại mới, nó là niềm tự hào, không chỉ cho các thế hệ ông cha, mà cả thế hệ trẻ sau này, khi họ có chổ dựa của niềm tự hào, thì họ sẽ cất cánh bay cao, bay xa, xứng đáng với một vựa lúa của cả nước và một vùng kinh tế mới, công nông nghiệp hiện đại, một nền kinh tế văn hóa tri thức hiện đại, chứ không còn là một Miền quê hoang dã tuy rất nhiều nghĩa tình nhưng mãi da diết nỗi đau của sự nghèo nàn lạc hậu.
Họa sĩ Quách Phong
Chia sẻ: Google Bookmarks Yahoo Bookmarks Đăng lên ZingMe Đăng lên Linkhay Đăng lên TagVn Bookmarks lêb baibu
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Thăm dò ý kiến

Đánh giá của bạn về phiên bản mới này?

Tuyệt vời

Tốt

Trung bình

Bình thường

Rất tệ

Bộ đếm

  • Đang truy cập: 415
  • Khách viếng thăm: 412
  • Máy chủ tìm kiếm: 3
  • Hôm nay: 73954
  • Tháng hiện tại: 1822854
  • Tổng lượt truy cập: 48196981