Tăng cường công tác quản lý Nhà nước trong hoạt động kinh doanh du lịch

Đăng lúc: Thứ năm - 28/11/2013 07:45
Trong những năm gần đây, lượng du khách đến Tiền Giang ngày càng tăng, năm 2012 đã đón 1.169.200 lượt khách, trong đó có 542.600 lượt khách quốc tế. Dự kiến năm 2013 sẽ đón 1.267.000 lượt khách, tăng 8,5% so với năm 2012, trong đó có 586.000 lượt khách quốc tế.

Để đáp ứng yêu cầu phục vụ du khách đến tham quan Tiền Giang với số lượng lớn như vậy, các hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực du lịch cũng đã tăng mạnh. Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có 3 khu du lịch chính đang được các doanh nghiệp khai thác: Khu du lịch cù lao Thới Sơn, Khu du lịch biển Tân Thành và Khu du lịch Cái Bè. Toàn tỉnh có 41 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, trong đó có 16 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế, 23 lữ hành nội địa và 2 vận chuyển khách du lịch.

Có 643 phương tiện vận chuyển du lịch đường thủy, trong đó có 330 chiếc đò máy, 307 chiếc thuyền chèo và 6 ca-nô. Có 210 cơ sở lưu trú gồm khách sạn, nhà nghỉ du lịch, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê (homestay) cùng với nhiều điểm du lịch nhà vườn, hộ kinh doanh dịch vụ du lịch.

Ảnh: Vân Anh
Lượng khách quốc tế đến Tiền Giang ngày càng tăng. Ảnh: Vân Anh

Song song với phát triển du lịch, việc quản lý các hoạt động kinh doanh theo định hướng quy hoạch và vấn đề đảm bảo an toàn cho du khách là nhiệm vụ rất quan trọng, là yêu cầu hàng đầu được đặt ra trong chương trình tham quan du lịch. Sở VH-TT&DL đã thường xuyên chỉ đạo các doanh nghiệp, các hộ kinh doanh du lịch luôn quan tâm và tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực ở các đơn vị; tăng cường các biện pháp để đảm bảo an toàn cho du khách, nhất là khi du thuyền trên sông nước.

Thanh tra Sở VH-TT&DL cũng đã thường xuyên phối hợp với các ngành có liên quan tiến hành kiểm tra, chấn chỉnh các hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực du lịch. Vì vậy, trong thời gian qua, hoạt động du lịch đã từng bước được ổn định, cung cấp sản phẩm du lịch có chất lượng, đáp ứng yêu cầu đa dạng và đảm bảo an toàn cho du khách khi đến tham quan sông nước, miệt vườn ở Tiền Giang.

Tuy nhiên, bên cạnh việc tăng nhanh về lượng khách du lịch đến Tiền Giang, cũng không thể tránh khỏi các hoạt động không lành mạnh, làm ảnh hưởng đến hoạt động du lịch như: Một số đò chui không đủ điều kiện vẫn lén lút hoạt động đưa rước khách; tình trạng cò mồi, chèo kéo, ép giá du khách; hướng dẫn viên chưa có thẻ theo quy định nhưng doanh nghiệp du lịch vẫn đưa vào sử dụng; việc cạnh tranh giảm giá tour của các doanh nghiệp lữ hành… đã ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ du lịch, làm ảnh hưởng đến hình ảnh và sản phẩm của du lịch Tiền Giang.

Từ đó, yêu cầu cần phải có những giải pháp đồng bộ để chấn chỉnh, lập lại trật tự trong hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Tiền Giang trong thời gian tới. Cụ thể, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; triển khai thực hiện Quy chế về quản lý du lịch trên địa bàn tỉnh Tiền Giang; tổ chức tuyên truyền, vận động cán bộ, quần chúng nhân dân nâng cao nhận thức, tích cực tham gia phong trào ứng xử văn minh, giữ gìn trật tự trị an, vệ sinh môi trường, không tham gia hoặc tiếp tay cho các hành vi xâm hại đến du khách tại các khu, điểm tham quan du lịch.

Tăng cường phối hợp với các ngành, địa phương có liên quan làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra, chấn chỉnh và xử lý các vi phạm trong hoạt động kinh doanh du lịch. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động du lịch tại các địa phương, nhất là vào các ngày nghỉ cuối tuần, ngày lễ tại các bến tàu, khu, điểm du lịch tập trung đông du khách. Giải quyết tình trạng cò mồi, tranh giành khách, ép giá, đeo bám, bán hàng không niêm yết giá, vệ sinh môi trường ô nhiễm... tại các khu, điểm du lịch và các cơ sở dịch vụ du lịch.

Cần nâng cao vai trò của chính quyền địa phương trong việc quản lý các hoạt động du lịch trên địa bàn đã được phân cấp quản lý. Có biện pháp ngăn chặn, phòng ngừa và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong hoạt động kinh doanh du lịch, gây phiền hà cho du khách, làm ảnh hưởng đến hình ảnh du lịch địa phương. Xây dựng sản phẩm, dịch vụ du lịch có chất lượng; xây dựng chương trình tham quan du lịch với sản phẩm đặc trưng địa phương và có chất lượng.

Niêm yết công khai giá bán hàng và dịch vụ. Nâng cao chất lượng phục vụ, chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, phong cách ứng xử, giao tiếp văn minh, mến khách cho đội ngũ nhân viên phục vụ, nhất là đội ngũ hướng dẫn viên du lịch.

Phát huy vai trò của Hiệp hội Du lịch Tiền Giang, xây dựng mối liên kết, phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các doanh nghiệp trong trong công tác giữ gìn an ninh trật tự, bảo đảm an toàn cho du khách, chống chèo kéo, ép giá khách du lịch, nhất là thống nhất giá các chương trình tour, nâng cao chất lượng sản phẩm phục vụ, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, văn minh, góp phần phát triển ngành Du lịch tỉnh nhà.

Ngoài sự nỗ lực của ngành VH-TT&DL, rất cần sự phối hợp, chung tay góp sức tích cực của các ngành, các địa phương, doanh nghiệp và cộng đồng để góp phần nâng cao công tác quản lý, thúc đẩy du lịch Tiền Giang phát triển đúng hướng và xứng đáng là điểm đến với những sản phẩm du lịch mang nét đặc trưng, tiêu biểu của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Tấn Phong
(Theo Ấp Bắc)
Chia sẻ: Google Bookmarks Yahoo Bookmarks Đăng lên ZingMe Đăng lên Linkhay Đăng lên TagVn Bookmarks lêb baibu
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Thăm dò ý kiến

Đánh giá của bạn về phiên bản mới này?

Tuyệt vời

Tốt

Trung bình

Bình thường

Rất tệ

Bộ đếm

  • Đang truy cập: 231
  • Khách viếng thăm: 227
  • Máy chủ tìm kiếm: 4
  • Hôm nay: 63148
  • Tháng hiện tại: 2431573
  • Tổng lượt truy cập: 48805700