Nâng cao chất lượng học tập và làm theo tấm gương đạo đức Bác Hồ

Đăng lúc: Thứ năm - 20/03/2014 09:33
Tiếp tục thực hiện Chỉ thị 03-CT/TW của Bộ Chính trị (Khóa XI) ngày 14-5-2011 về “Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” với chủ đề xuyên suốt toàn khóa “Suốt đời phấn đấu cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, làm người công bộc tận tụy, trung thành của nhân dân, đời tư trong sáng, cuộc sống riêng giản dị”. Chủ đề này được biên soạn thành từng chuyên đề cho mỗi năm. Năm nay chuyên đề có tên là “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về nêu cao tinh thần trách nhiệm, chống chủ nghĩa cá nhân, nói đi đôi với làm”.

Việc sinh hoạt chuyên đề năm 2014 nhằm tiếp tục nâng cao nhận thức và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, thực hiện chủ đề xuyên suốt nói trên. Nội dung chuyên đề có 3 vế: Nêu cao tinh thần trách nhiệm, chống chủ nghĩa cá nhân, nói đi đôi với làm. Trong đó, vế đầu và cuối dễ hiểu, vế giữa cần giải thích, phân tích nhiều một chút. Trước hết làm rõ khái niệm “chủ nghĩa cá nhân”. Không sa đà vào học thuật, tầm nguyên, tôi nghĩ giải thích theo cách của Bác Hồ trong tác phẩm “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân” là đủ. Thật ra, 3 vế này quyện chặt lẫn nhau.

Khi bắt đầu buổi sinh hoạt chuyên đề, tùy theo đối tượng mà chuẩn bị nội dung, hình thức phù hợp. Những buổi dành cho cán bộ, báo cáo viên, tuyên truyền viên cấp trên cơ sở rất khác với những buổi dành cho cán bộ, đảng viên ở cơ sở, cho đoàn viên, hội viên các đoàn thể và tuyên truyền rộng rãi trong các tầng lớp nhân dân.

Các buổi dành cho cấp trên cơ sở thì được Ban Tuyên giáo các cấp, Bộ phận giúp việc cấp ủy về thực hiện Chị thị 03 của Bộ Chính trị tổ chức tập huấn, hướng dẫn triển khai theo từng cấp. Bài này chỉ xin đóng góp ý kiến về việc triển khai thực hiện cho các đối tượng cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và quần chúng nhân dân ở cơ sở.

Ở cấp này, người dự sinh hoạt không có nhiệm vụ phải truyền đạt lại cho đối tượng nào khác, mà chỉ nghe giảng, tiếp thu để bồi dưỡng đạo đức, nhân cách. Đối với đảng viên và phần nào đoàn viên, còn đọc, nghiên cứu tài liệu, thảo luận, liên hệ bản thân, đăng ký thực hiện các nội dung thể hiện mặt yếu, mặt mạnh của bản thân để khắc phục hoặc phát huy, nêu rõ biện pháp khắc phục mặt yếu, thời gian hoàn thành…

Người chủ trì tổ chức triển khai học tập chuyên đề ở cơ sở là đồng chí bí thư chi bộ với chi ủy làm hạt nhân, chi bộ làm nòng cốt. Tổ chức sinh hoạt xong ở chi bộ, phân công cán bộ, đảng viên chủ trì tổ chức sinh hoạt ở các tổ hội, đoàn thể. Tôi hình dung đại khái quy trình triển khai sinh hoạt ở cơ sở (trên địa bàn dân cư) là như thế.

Để việc đưa nội dung các chuyên đề thành nhiệm vụ thường xuyên, thành nền nếp trong sinh hoạt chi bộ, trong tất cả các hoạt động của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, như yêu cầu của Chỉ thị 03, tôi nghĩ cần phải chăm sóc tốt hơn nữa cách tổ chức triển khai các nội dung về gương Bác.

Nội dung gương Bác rất rộng, đã được tuyên truyền, phổ biến rộng rãi từ lâu. Trước khi có Chỉ thị 06, 03 của Bộ Chính trị (Khóa X và Khóa XI) đã có nhiều đợt sinh hoạt, học tập đã được tổ chức. Sách báo, phim ảnh nói về Bác cho đến nay cũng vô cùng phong phú, đa dạng. Do đó ta cần đặc biệt chú ý:

Người chủ trì phải chịu khó nghiên cứu kỹ nội dung các chuyên đề và trên cơ sở nắm rõ tình hình cán bộ, đảng viên và nhân dân ở địa bàn mình phụ trách, tập trung vào những nội dung của gương Bác có tác dụng giáo dục thiết thực, sâu sắc.

Chú ý cả kỹ năng truyền đạt tạo sức thu hút người nghe, gợi ý những vấn đề cốt lõi, bức xúc để khuyến khích thảo luận, liên hệ bản thân, có kết luận thỏa đáng đạt sự đồng thuận cao. Muốn vậy, người chủ trì nên chọn người trong chi ủy, chi bộ có kiến thức, có năng khiếu truyền đạt cộng tác (nếu có báo cáo viên, tuyên truyền viên càng tốt).

Cấp cơ sở thuộc địa bàn dân cư, trong các chi bộ phần đông đảng viên là cán bộ hưu trí, cựu chiến binh, nhưng nơi nào khéo lãnh đạo, phát huy sẽ là sức mạnh đáng kể của cơ sở, kể cả về kinh tế (như Chi bộ ấp 9, xã Mỹ Lộc, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long điều hành tổ dịch vụ sản xuất lúa do nông dân tự nguyện đóng góp máy móc nông nghiệp trị giá hàng tỷ đồng - Báo Tuổi Trẻ ngày 7-3); đồng thời cũng có những chi bộ ấp, khu phố có vai trò khá mờ nhạt trong các phong trào ở cơ sở, sinh hoạt chi bộ mang tính hình thức, người dân không hào hứng hội họp, sinh hoạt…

Để nâng cao chất lượng học tập và làm theo tấm gương đạo đức Bác Hồ trên địa bàn dân cư, cần nâng cao chất lượng sinh hoạt của chi bộ cơ sở trong nhiệm vụ này.

Trần Quân
(Theo Ấp Bắc)
Chia sẻ: Google Bookmarks Yahoo Bookmarks Đăng lên ZingMe Đăng lên Linkhay Đăng lên TagVn Bookmarks lêb baibu
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Thăm dò ý kiến

Đánh giá của bạn về phiên bản mới này?

Tuyệt vời

Tốt

Trung bình

Bình thường

Rất tệ

Bộ đếm

  • Đang truy cập: 314
  • Khách viếng thăm: 309
  • Máy chủ tìm kiếm: 5
  • Hôm nay: 7591
  • Tháng hiện tại: 2376016
  • Tổng lượt truy cập: 48750143