Làm theo Bác tạo động lực vượt qua khó khăn, thách thức

Đăng lúc: Thứ ba - 20/05/2014 09:59
Hưởng ứng phong trào thi đua “Học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách của Bác” đã giúp tôi vượt qua những khó khăn, thách thức trong công tác giám định pháp y.
Ảnh: Hạnh Nga
Ảnh: Hạnh Nga

Hai mươi mấy năm làm bác sĩ giám định pháp y, có ngày 2 - 3 cas, có tử thi mới chết, có tử thi đã phân hủy hôi thối nồng nặc…

Cứ nghe điện thoại reo, ngày cũng như đêm, tôi âm thầm lặng lẽ cùng với nhân viên chuẩn bị lên đường làm nhiệm vụ. Cả ê kíp lên đường bất cứ giờ giấc nào, có lúc đi xe, xuống đò, đi bộ; có lúc lội bãi lầy, bãi sậy...

Điều kiện khám nghiệm tại hiện trường thì thiếu thốn mọi phương tiện, có khi nước rửa tay cũng không có; bác sĩ, nhân viên tập trung mổ tử thi, bị muỗi mòng vây quanh chích.

Có lúc đang khám nghiệm thì trời trút cơn mưa, bác sĩ và nhân viên phải đứng chịu suốt đám mưa để khám nghiệm thi thể cho xong, ai nấy lạnh cóng.

Có những vụ khai quật mộ để khám nghiệm tử thi, lúc chưa mở nắp quan tài thì nhiều người hiếu kỳ vây quanh để xem, nhưng khi đưa tử thi ra ngoài, mùi tử khí bốc lên thì ù té chạy; vậy mà bác sĩ và nhân viên kỹ thuật không ngại, xem xét từng dấu vết… Về nhà có nhiều lúc bị ám ảnh, tôi phải dùng “thang thuốc” chống stress bằng nghệ thuật vẽ tranh, lấy màu sắc và cọ để xua đi nỗi ám ảnh.

Trước một tử thi chết không rõ nguyên nhân, bác sĩ pháp y phải đặt cho mình những câu hỏi phải giải đáp:

- Thi thể này là ai?
- Bao nhiêu tuổi?
- Chết tại hiện trường hay nơi nào?
- Thương tích xảy ra lúc còn sống hay đã chết?
- Có bị xâm hại tình dục hay không?
- Chết khi đói hay chết khi no?

Để trả lời những câu hỏi trên, đòi hỏi bác sĩ pháp y phải có lòng yêu nghề, có tay nghề vững vàng, hiểu sâu về giải phẫu cơ thể, về hiện trường…; không ngại khó khăn, gian khổ, giữ được cái tâm trong sáng, đặt công lý lên trên hết, không bị mua chuộc để làm sai lệch kết quả khám nghiệm…

Nhiều năm liền Trung tâm Pháp y chỉ có 1 giám đốc, đảm đang mọi việc từ trong lẫn ngoài, phải họp giải quyết công việc giám định thương tổn cơ thể của những vụ tai nạn giao thông, mâu thuẫn đánh nhau, hiếp dâm, ghen tuông tạc acide, bị đốt bỏng…; còn phải đi giám định tử thi bên ngoài. Có khi phải đến tòa án để bảo vệ kết quả giám định. Những dịp lễ, tết không có người trực thay, phải trực suốt…

Ông Phạm Văn Hanh, cán bộ Sở Tư pháp chia sẻ: “Muốn biết giám định viên pháp y cực khổ như thế nào thì tìm hiểu ông Nguyễn Văn Minh sẽ biết. Nhiều lần nghe ổng kể chuyện, tôi xua tay: Thôi ông đừng kể chuyện nghiệp vụ của ông nữa. Tôi nghe xong, về mấy ngày ăn không ngon, ngủ không yên. Nghĩ mà thương ổng, mặc dù tuổi hưu đã đến nhưng chưa có bác sĩ nào về thay làm Giám đốc Trung tâm Pháp y và thương ổng vừa làm sếp vừa làm lính!”.

Nguyễn Văn Minh
(Theo Ấp Bắc)
Chia sẻ: Google Bookmarks Yahoo Bookmarks Đăng lên ZingMe Đăng lên Linkhay Đăng lên TagVn Bookmarks lêb baibu
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Thăm dò ý kiến

Đánh giá của bạn về phiên bản mới này?

Tuyệt vời

Tốt

Trung bình

Bình thường

Rất tệ

Bộ đếm

  • Đang truy cập: 388
  • Khách viếng thăm: 385
  • Máy chủ tìm kiếm: 3
  • Hôm nay: 70703
  • Tháng hiện tại: 1492361
  • Tổng lượt truy cập: 47866488