Đoàn Ban Kinh tế TW làm việc về thực hiện NQTW 7 (Khóa X)

Đăng lúc: Thứ hai - 05/08/2013 08:20
Trong chuyến công tác tại tỉnh Tiền Giang, ngày 2-8 Đoàn Ban Kinh tế TW do ông Vương Đình Huệ, Ủy viên BCH TW Đảng, Trưởng Ban Kinh tế TW dẫn đầu đã làm việc với Tỉnh ủy Tiền Giang về việc sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết TW 7 (Khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Đoàn Ban Kinh tế TW làm việc về thực hiện NQTW 7 (Khóa X)

Đoàn Ban Kinh tế TW làm việc về thực hiện NQTW 7 (Khóa X)

Tiếp đoàn có ông Trần Thế Ngọc, Ủy viên BCH TW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Tiền Giang, ông Nguyễn Văn Danh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, ông Nguyễn Văn Khang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành hữu quan.

Báo cáo với đoàn, ông Nguyễn Văn Khang, Chủ tịch UBND tỉnh đánh giá sau 5 năm thực hiện Nghị quyết 26/NQ/TW của BCH TW Đảng (Khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Tiền Giang đã đạt một số kết quả: Giai đoạn 2008 - 2013, sản xuất nông nghiệp của tỉnh phát triển theo hướng tích cực, tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Giá trị sản xuất trong toàn ngành tăng bình quân 6,4% /năm.

Chương trình xây dựng nông thôn mới đã triển khai xây dựng đồ án quy hoạch cho 139/145 xã, đến nay 36 xã được duyệt quy hoạch, triển khai đề án nông thôn mới cho 40 xã, đến nay có 35 xã đã được duyệt. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở nông thôn từng bước được cải thiện, đời sống vật chất, tinh thần của cư dân nông thôn đã có những thay đổi. Hiện toàn tỉnh còn 35.658 hộ nghèo, chiếm 8,03% số hộ trong toàn tỉnh.

Tuy nhiên, vẫn còn đó nhiều khó khăn, hạn chế như giá cả đầu vào cho sản xuất nông nghiêp luôn biến động nên hiệu quả sản xuất chưa cao và bền vững, nguồn vốn đầu tư cho hạ tầng nông nghiệp, nông thôn còn hạn chế. Tốc độ tăng trưởng của ngành tuy đạt khá nhưng chưa bền vững, sự chuyển dịch trong nội bộ ngành còn chậm. Lao động nông thôn thiếu hụt, công tác đào tạo nghề còn hạn chế. Trình độ công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn chưa đạt so với yêu cầu….

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Khang cũng kiến nghị với đoàn về một số vấn đề như: Cần quy định doanh nghiệp xuất khẩu gạo phải có vùng nguyên liệu, để tạo mô hình liên kết chặt chẽ giữa sản xuất và tiêu thụ; cần sơ kết việc thực hiện Quyết định 80 của Thủ tướng về liên kết “4 nhà” trong tiêu thụ nông sản; đề nghị Trung ương giao cho địa phương quyết định thời gian, số lượng thu mua lúa tạm trữ, Trung ương chỉ quy định khung giá cho từng thời vụ.

Hỗ trợ cho Tiền Giang trong việc xây dựng kho chứa trái cây, nhà máy chế biến; đầu tư xây dựng đê biển Gò Công để ứng phó với biến đổi khí hậu, xem xét điều chỉnh việc thực hiện 19 tiêu chí nông thôn mới cho phù hợp với các tỉnh vùng ĐBSCL, cần thêm chính sách hỗ trợ cho các HTX và nông dân…

Bí thư Tỉnh ủy Trần Thế Ngọc cũng đã khái quát đặc điểm tình hình kinh tế, xã hội của Tiền Giang, và khẳng định nông nghiệp vẫn là nền tảng kinh tế của tỉnh trong những năm tiếp theo, tăng trưởng nông nghiệp của Tiền Giang 3 năm gần đây có xu hướng giảm với nhiều lý do, trong đó có yếu tố đầu vào và tình hình dịch bệnh.

Định hướng sắp tới của Tiền Giang vẫn là tập trung phát triển nông nghiệp theo hướng cơ cấu lại, quy hoạch phát triển bền vững. Hướng lâu dài tỉnh sẽ tập trung chủ yếu vào 5 nội dung, đó là  phát triển nông nghiệp theo hướng chuyên canh, phát triển kinh tế biển, phát triển du lịch, chế biến lúa gạo và trung tâm thu mua trái cây của vùng ĐBSCL.

Bí thư Tỉnh ủy Trần Thế Ngọc cũng đề xuất với Trung ương cần làm đầu mối cho việc xây dựng liên kết vùng ĐBSCL trong định hướng phát triển nông nghiệp, nông thôn trong tương lai, hỗ trợ đầu tư cho sản xuất kinh doanh liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp.

Phát biểu tại buổi làm việc, ông Vương Đình Huệ đánh giá cao những kết quả mà Tiền Giang đạt được trong việc thực hiện Nghị quyết 26/NQ/TW và đặt ra cho tỉnh nhiều vấn đề cần xem xét trong việc hoạch định chiến lược phát triển: Đó là đánh giá lại lợi thế của từng sản phẩm nông nghiệp của tỉnh từ cây lúa, cá tra, trái cây để có kế hoạch phát triển theo hướng hiện đại và bền vững. Chú ý xây dựng mô hình kinh tế hợp tác, xây dựng cánh đồng mẫu lớn; xây dựng liên kết nhằm tạo ra chuỗi giá trị trong thủy sản, đặc biệt là với trái cây, thế mạnh của Tiền Giang.

Về những ý kiến thảo luận, kiến nghị của tỉnh, đoàn công tác sẽ ghi nhận, tổng hợp và báo cáo với Trung ương để có những quyết sách tốt nhất, làm thế nào nông nghiệp, nông dân, nông thôn có bước phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững.

Duy Sơn
(Theo Báo Ấp Bắc)
Chia sẻ: Google Bookmarks Yahoo Bookmarks Đăng lên ZingMe Đăng lên Linkhay Đăng lên TagVn Bookmarks lêb baibu
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Thăm dò ý kiến

Đánh giá của bạn về phiên bản mới này?

Tuyệt vời

Tốt

Trung bình

Bình thường

Rất tệ

Bộ đếm

  • Đang truy cập: 293
  • Khách viếng thăm: 292
  • Máy chủ tìm kiếm: 1
  • Hôm nay: 53286
  • Tháng hiện tại: 2421711
  • Tổng lượt truy cập: 48795838