Mẹ mắc thủy đậu không cho bé bú, sao bé vẫn lây bệnh?

Đăng lúc: Thứ tư - 10/05/2017 18:25
Ngày 4-5-2017, bé Nguyễn Hoàng Gia P, 1 tháng 10 ngày tuổi, nhà ở xã Tân Phú, xã Tân Phú Đông, được mẹ đưa vào bệnh viện vì trên da nổi nhiều bóng nước. Bác sĩ khám và chẩn đoán bé bị bệnh thủy đậu.

Mẹ P lo lắng hỏi bác sĩ vì sao cháu P bị lây bệnh dù trước đó hơn mười ngày mẹ mắc bệnh thủy đậu, đã cách ly với con, không cho con bú mẹ nữa.

Bác sĩ giải thích là dù có cách ly, nhưng cháu đã lây bệnh 24 giờ trước khi mẹ có triệu chứng ở da, bây giờ hai mẹ con đều mắc bệnh nên không cần phải cách ly nữa, mà phải cho bé tiếp tục bú mẹ.

Về chuyên môn, cơ thể trẻ sơ sinh còn non yếu, sức đề kháng kém nên rất dễ lây bệnh, nhất là từ những người chăn sóc trực tiếp cho bé như ông bà, cha mẹ.

Bệnh thủy đậu là bệnh nhiễm trùng cấp tính do vi rút Varicella Zoster gây ra nên chủ yếu lây qua đường hô hấp. Khi người nhiễm bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện thì dịch tiết bắn ra, nếu người khác hít phải dịch tiết này sẽ nhiễm bệnh.

Đồng thời, thủy đậu cũng có thể lây nhiễm gián tiếp khi người lành tiếp xúc với mụn nước bị vỡ ra hoặc các vết loét trên da người mắc bệnh. Giai đoạn ủ bệnh, trước khi người bệnh nổi mụn nước 2- 3 ngày là thời điểm dễ lây nhất, sau đó là trong khoảng 2 tuần khi đang nổi mụn nước.

Chính vì vậy, trong thời gian em còn đang nổi mụn nước thì nên cho con ngủ riêng, cách ly với em. Nếu em đang uống các loại thuốc chống chỉ định với phụ nữ cho con bú thì em cũng không nên cho con bú. Em nên hạn chế nói chuyện với con hoặc phải đeo khẩu trang để phòng dịch tiết bắn ra. Thận trọng đừng để bé cọ xát làm vỡ các nốt mụn nước và nước dịch này dính vào người bé khiến bé bị lây nhiễm.

Nếu mẹ chẳng may bị thủy đậu, để tránh lây bệnh cho con, mẹ.cần kiêng cho bé bú trực tiếp từ vú mẹ. Nên cho bú sữa mẹ bằng cách: Vắt sữa ra bình và nhờ người khác cho bé bú. Cho bé ngủ riêng, cách ly mẹ.Trong trường hợp bé không chấp nhận bú bình mà chỉ bú mẹ trực tiếp thì người mẹ cần mang khẩu trang khi cho bé bú. Thời gian này nên hạn chế nói chuyện cùng bé để phòng dịch tiết bắn ra.

Thận trọng đừng để bé cọ sát làm vỡ các nốt rạ và nước dịch này dính vào người bé khiến bé bị lây nhiễm.Cắt móng tay của bé để tránh trường hợp bé dùng móng cào và làm bong các vết rạ, dịch tiết ra sẽ làm bé bị nhiễm bệnh.

Tuy nhiên, lời khuyên tốt nhất vẫn là các bà mẹ nên chích ngừa thủy đậu trước khi có con (nếu chưa từng bị). Vì mẹ có chích ngừa và cho con bú thì kháng thể sẽ theo đường sữa vào cơ thể bé, bảo vệ bé trong 12 tháng đầu đời, dù có tiếp xúc với mầm bệnh.

Đúng là trong giai đoạn này em nên cố gắng để không lây nhiễm cho con và giữ gìn sức khỏe cho mình. Để có thể phòng lây nhiễm cho con thì em có thể hiểu một chút các đường lây của bệnh thủy đậu. Cắt móng tay của bé để tránh trường hợp bé dùng móng cào và làm bong các mụn nước của em, dịch tiết ra sẽ làm bé bị nhiễm bệnh. Còn bản thân em nên giữ vệ sinh sạch sẽ trong sinh hoạt như tắm bằng nước ấm, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng, uống nhiều nước…

Bệnh sẽ tự lành sau khoảng 10 -15 ngày sau khi có triệu chứng sốt và nổi mụn nước. Sau khi khỏi bệnh em lại có thể cho em bé bú như bình thường mà không sợ thuốc ảnh hưởng đến bé vì lúc đó thuốc đã bán hủy và đào thải ra ngoài cơ thể em rồi.

Chúc em mau khỏi bệnh.

BS NGUYỄN THÀNH ÚC
(Theo Ấp Bắc)
Chia sẻ: Google Bookmarks Yahoo Bookmarks Đăng lên ZingMe Đăng lên Linkhay Đăng lên TagVn Bookmarks lêb baibu
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Thăm dò ý kiến

Đánh giá của bạn về phiên bản mới này?

Tuyệt vời

Tốt

Trung bình

Bình thường

Rất tệ

Bộ đếm

  • Đang truy cập: 375
  • Khách viếng thăm: 374
  • Máy chủ tìm kiếm: 1
  • Hôm nay: 85675
  • Tháng hiện tại: 1727088
  • Tổng lượt truy cập: 48101215