Dấu hiệu bạn đang hạ canxi máu

Đăng lúc: Thứ tư - 03/06/2015 08:07
Người hạ canxi máu có thể ban đầu không biểu hiệu triệu chứng, nhưng rồi các triệu chứng có thể sẽ xuất hiện rầm rộ và ngày một nặng hơn dẫn tới các biến chứng nghiêm trọng... Người hạ canxi máu có thể ban đầu không biểu hiệu triệu chứng, nhưng rồi các triệu chứng có thể sẽ xuất hiện rầm rộ và ngày một nặng hơn dẫn tới các biến chứng nghiêm trọng, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ. Vì thế, phát hiện và xử lý sớm hạ canxi máu là điều rất cần thiết.
 

Hạ canxi máu là gì?

Canxi có vai trò quan trọng đối với sức khỏe và sức sống của bạn. Nó không chỉ là điều cần thiết cho sức khỏe và sự phát triển của xương, mà nó còn có một vai trò quan trọng trong việc dẫn truyền tín hiệu thần kinh lên não, chức năng tế bào và sự co cơ. Đôi khi nồng độ canxi máu có thể thấp một cách bất thường. Hạ canxi máu xảy ra khi nồng độ canxi máu trong cơ thể thiếu hụt.

Triệu chứng khi hạ canxi máu

Người hạ canxi máu có thể không biểu hiện triệu chứng, đặc biệt ở giai đoạn đầu, nhưng các triệu chứng cũng có thể xuất hiện rầm rộ và ngày một nặng hơn như: co rút và đau cơ (chuột rút), rối loạn nhịp tim (nhịp tim không đều), tăng phản xạ gân xương và cảm giác nóng hoặc ngứa ran (cảm giác ghim và kim châm) ở bàn tay và bàn chân.

Với trẻ em:

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể xuất hiện hạ canxi máu và trẻ cần phải được thăm khám và đánh giá ngay lập tức bởi vì tình trạng này có thể ảnh hưởng xấu tới sự phát triển và trưởng thành của trẻ. Hạ canxi máu ở trẻ sơ sinh có 2 giai đoạn: giai đoạn sớm và giai đoạn muộn.

Hạ canxi máu giai đoạn sớm xuất hiện trong một vài ngày đầu tiên sau khi sinh. Hạ canxi máu giai đoạn muộn có thể là do chế độ ăn có hàm lượng phốt phát (phosphate) cao và gây giảm nồng độ canxi máu. Loại hạ canxi máu này được cho là do nồng độ phốt pho máu quá lớn hoặc do suy tuyến cận giáp.

Trẻ sơ sinh hạ canxi máu có thể thấy mê mệt, dễ cáu kỉnh và chậm chạp, hoặc trẻ có thể có co giật, run và co rút. Trẻ gặp khó khăn trong việc bú hoặc ăn và dần trở thành biếng ăn. Tuy nhiên, các triệu chứng này có thể giống với các bệnh cảnh khác.

Trẻ khó bú và ăn; khó chịu/kích thích; ngủ gà hoặc chậm chạp/lười biếng; biếng ăn; tăng phản xạ gân xương (dấu hiệu Chvosteck); co rút cơ (dấu hiệu Trousseau); co giật và run. Vì vậy, điều quan trọng là trẻ phải được đi khám bác sĩ ngay lập tức để có thể được điều trị sớm.

Ở người lớn:

Tăng phản xạ gân xương: Biểu hiện kín đáo có thể phát hiện bằng dấu hiệu Chvostek được gây ra bằng cách gõ trên vị trí dây thần kinh mặt, trước gờ tai ngoài 2cm và quan sát thấy tình trạng co cơ cùng bên của các cơ mặt. Tuy nhiên, dấu hiệu này vừa không nhạy (27%) vừa không đặc hiệu và có thể gặp ở 25% các đối tượng bình thường.

Đau thắt bụng; rối loạn nhịp tim (nhịp tim không đều); trầm cảm; cáu gắt/khó chịu; ngủ gà hoặc chậm chạp/lười biếng; co thắt cơ (biểu hiện kín đáo có thể phát hiện bằng dấu hiệu Trousseau được gây ra bằng cách cuốn băng huyết áp ở cánh tay và bơm băng đo cao hơn huyết áp tâm thu 20mmHg, giữ mức áp lực này trong 3 phút và quan sát thấy dấu hiệu tư thế bàn tay người đỡ đẻ.

Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy dấu hiệu này có độ nhạy 66% và tỷ lệ dương tính giả 4%. Dấu hiệu Trousseau cũng có thể biểu hiện tự nhiên khi co thắt cơ nặng hơn); co giật.


(Theo suckhoedoisong.vn)
Chia sẻ: Google Bookmarks Yahoo Bookmarks Đăng lên ZingMe Đăng lên Linkhay Đăng lên TagVn Bookmarks lêb baibu
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Thăm dò ý kiến

Đánh giá của bạn về phiên bản mới này?

Tuyệt vời

Tốt

Trung bình

Bình thường

Rất tệ

Bộ đếm

  • Đang truy cập: 405
  • Khách viếng thăm: 404
  • Máy chủ tìm kiếm: 1
  • Hôm nay: 98348
  • Tháng hiện tại: 1847248
  • Tổng lượt truy cập: 48221375