Chợ Gạo: Cảnh báo rắn lục đuôi đỏ cắn người

Đăng lúc: Thứ ba - 09/12/2014 13:13
Trong khoảng 1 tuần nay, người dân ở Ô1, thị trấn Chợ Gạo và ấp Bình Thọ Trung, xã Bình Phan (huyện Chợ Gạo) đang lo lắng vì hiện tượng rắn lục đuôi đỏ xuất hiện và cắn người.

Được biết, một số hộ dân ở 2 khu vực này đã phát hiện, đập chết 5 con rắn lục đuôi đỏ khi chúng bò vào nhà, ẩn nấp ở khe cửa, góc nhà, bờ rào…

Nghiêm trọng nhất là đến nay đã có 2 nạn nhân bị rắn lục đuôi đỏ cắn phải nhập viện cấp cứu (2 phụ nữ ở Ô1, thị trấn Chợ Gạo và ở ấp Bình Thọ Trung, xã Bình Phan bị rắn cắn khi vô tình đạp chúng). Các nạn nhân nhờ được thân nhân chuyển đến bệnh viện cấp cứu kịp thời nên sức khỏe hiện nay đang ổn định.

Ông Nguyễn Văn Ba (Ô1, thị trấn Chợ Gạo), người vừa phát hiện, đập chết 1 con rắn lục đuôi đỏ vào rạng sáng ngày 3-12, mong muốn ngành chức năng nên vào cuộc để có những khuyến cáo kịp thời cho người dân trong việc phòng, tránh và cấp cứu khi bị rắn lục đuôi đỏ cắn; đặc biệt có biện pháp tuyên truyền để không làm dư luận hoang mang trước một số tin đồn thất thiệt liên quan đến hiện tượng xuất hiện và tấn công người của loài rắn này trên các mạng truyền thông như hiện nay.

* Theo thông tin từ Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho hay, Viện Vacxin và Sinh phẩm y tế - Số 9 Pasteur Nha Trang (IVAC) đã sản xuất được huyết thanh kháng độc nọc rắn lục đuôi đỏ nên người dân cũng không nên quá lo lắng.

Cục Quản lý Khám chữa bệnh cho biết, cơ quan này đã có văn bản yêu cầu các Sở Y tế, các bệnh viện thuộc Bộ Y tế tập trung nhân lực và thuốc để cứu chữa bệnh nhân bị rắn độc cắn, không để xảy ra tử vong. Cục đã giao Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai tập huấn, đào tạo về lý thuyết và lâm sàng cho cán bộ y tế tại các tỉnh.

Trao đổi với báo chí, GS.TS Đặng Huy Huỳnh, Chủ tịch Hội Động vật học Việt Nam cho biết: Rắn lục đuôi đỏ không độc như hổ mang hay cạp nong, cạp nia, nhưng rất khó phát hiện loài rắn này, vì chúng thường sống trong bụi cây, hang hốc và có màu xanh. Người dân nên phát quang bụi rậm quanh nhà. Rắn hoạt động chủ yếu vào ban đêm, nên khi đi ra ngoài vào ban đêm, người dân nên dùng đèn pin, đi ủng.

Ngoài ra, có thể trồng sả hoặc nuôi chó, mèo để hạn chế rắn xuất hiện. Khi bị rắn cắn, cần hạn chế vận động để tránh làm tăng nhanh quá trình tác động của nọc đến các phần khác của cơ thể, không nên rạch vết thương vì có thể làm mất máu cấp. Không nên ga-rô bằng dây cao su, vì dễ gây hoại tử do thiếu máu cung cấp đến phần cơ thể phía dưới ga-rô. Cũng không nên đắp các loại thuốc không rõ nguồn gốc, không rõ tác dụng vì có thể gây nhiễm trùng.

N. Hữu
(Theo Ấp Bắc)
Chia sẻ: Google Bookmarks Yahoo Bookmarks Đăng lên ZingMe Đăng lên Linkhay Đăng lên TagVn Bookmarks lêb baibu
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Thăm dò ý kiến

Đánh giá của bạn về phiên bản mới này?

Tuyệt vời

Tốt

Trung bình

Bình thường

Rất tệ

Bộ đếm

  • Đang truy cập: 417
  • Khách viếng thăm: 411
  • Máy chủ tìm kiếm: 6
  • Hôm nay: 1976
  • Tháng hiện tại: 2234526
  • Tổng lượt truy cập: 46201759