Vụ tôm chính vụ 2010 của Tiền Giang: Nông dân lại ''nếm vị đắng''!

Đăng lúc: Chủ nhật - 25/04/2010 20:53
Vụ tôm chính vụ 2010 của Tiền Giang: Nông dân lại ''nếm vị đắng''!

Vụ tôm chính vụ 2010 của Tiền Giang: Nông dân lại ''nếm vị đắng''!

Đầu năm 2010, người nuôi tôm Tiền Giang bước vào vụ nuôi tôm sú chính vụ trong niềm vui trúng mùa, được giá của năm cũ mang sang. Tuy nhiên, những ngày này, khi chúng tôi đặt chân đến vùng đất Gò Công, là khu vực nuôi tôm chủ yếu của tỉnh, gặp một không khí nặng nề bao trùm. Ban ngày, thì các đồng tôm vắng lặng, thỉnh thoảng mới phát hiện một ao tôm đang chạy quạt, chưa đủ sức để khuấy động không khí vắng lặng nơi đây.

Tôm chết do thời tiết khắc nghiệt 

Vụ tôm chính năm 2010 mới hơn 1 tháng, các đồng tôm ở Tiền Giang đã tiêu điều. Theo Chi cục Thủy sản Tiền Giang, đến nay, trên địa bàn 4 huyện có nuôi tôm của tỉnh là Gò Công Đông, Gò Công Tây, thị xã Gò Công và huyện Tân Phú Đông, có 2.398 hộ thả nuôi 698,46 triệu con tôm sú trên diện tích 3.293,6 ha, trong đó có 1.234,6 ha nuôi tôm thâm canh. Nhưng đã có 90,65 triệu con tôm giống của 335 hộ bị thiệt hại với diện tích hơn 315,6 ha. Chỉ tính giá con giống bình quân khoảng 45 đồng/con nông dân đã thiệt hại hàng tỉ đồng... Theo ông Nguyễn Văn Sáu, xã Kiểng Phước, huyện Gò Công Đông, nguyên nhân tôm chết không phải là do con giống, vì người dân nơi đây rất quan tâm đến vấn đề kiểm dịch con giống. Mỗi lô giống nhập về đều được chọn lọc và kiểm tra kỹ càng ngay từ gốc. Mặt khác, theo kinh nghiệm thì nếu do giống kém chất lượng, tôm đem về thả sẽ chết trong vòng 3-5 ngày, nhưng ở đây phần lớn tôm bị chết trong khoảng thời gian từ 15 đến 30 ngày sau khi thả nuôi.

Ở tỉnh Tiền Giang, đa số người nuôi tôm tỏ ra khá thận trọng kể cả việc chọn con giống, thời điểm thả nuôi vụ tôm sú 2010. Bởi vậy, dù lịch nhập tôm giống của tỉnh đã ban hành gần 2 tháng nay, nhưng diện tích thả nuôi tôm thâm canh chỉ có 1.234,6ha, chiếm 64% trên tổng diện tích nuôi tôm thâm canh của tỉnh. Ông Phan Văn Thơm, xã Bình Phú, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang, cho biết: “Năm nay, mặn về sớm, phải đợi ngành thủy sản công bố lịch thời vụ, tôi mới dám đi đặt con giống. Kinh nghiệm nuôi tôm hơn 7 năm và tôi nhận thấy, chỉ khi nào độ mặn ổn định, khi đó thả nuôi mới đạt hiệu quả”. Cũng theo ông Thơm, mấy năm gần đây, người dân nuôi tôm ở Bình Phú không còn mua con giống tại địa phương, mà 4 - 5 hộ hùn lại và cử đại diện ra tận miền Trung chọn con giống bố mẹ, đưa đi xét nghiệm nếu đạt thì đặt cho đẻ, rồi đem con giống đi xét nghiệm lần nữa mới đem về nuôi.

Theo Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Tiền Giang Giang, thời tiết nắng nóng kéo dài, nhiệt độ giữa ngày và đêm chênh lệch nhiều, một số vùng ao nuôi bị kiệt nước do không giữ được nước, nhiều hộ dân thả giống trước lịch thời vụ trước sức hút giá tôm nguyên liệu tăng cao, dẫn đến lây lan mầm bệnh… là nguyên nhân chính dẫn đến thiệt hại tôm nuôi. Người nuôi vẫn còn chủ quan, không có ao lắng để tiếp nước khi cần và thiếu kỹ thuật dẫn đến những thiệt hại ở đầu vụ. Điều đáng lưu ý là phần lớn diện tích bị thiệt hại đều thuộc những hộ thả nuôi trước lịch thời vụ từ 1 - 2 tháng. Ngành chức năng đang khuyến cáo bà con nông dân nên xử lý nước tốt trước khi thả giống, thường xuyên kiểm tra ao nuôi để có biện pháp xử lý kịp thời khi tôm có dấu hiệu bất thường.

Cần có biện pháp xử lý nghiêm

Trước tình hình trên, ngành Nông nghiệp tỉnh Tiền Giang chỉ đạo các đơn vị trực thuộc như: Thanh tra Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư, Chi cục Nuôi trồng Thủy sản, Trung tâm Giống Thủy sản… tập trung công tác tập huấn, tuyên truyền, khuyến cáo nông dân có ý thức thực hiện tốt lịch thời vụ thả giống, tăng cường công tác quản lý tôm giống sản xuất tại địa phương và nhập tỉnh ngoài, tăng cường phân công cán bộ kỹ thuật xuống các địa phương, bám sát cơ sở, địa bàn nắm tình hình nuôi tôm bị chết, tìm rõ nguyên nhân để có biện pháp xử lý triệt để và có hiệu quả.

Ông Võ Quốc Công, xã Phú Thạnh, huyện Tân Phú Đông, kiến nghị: “Nuôi tôm trái vụ vẫn biết rủi ro cao nhưng thường bán được giá nên bà con “xé rào”. Nhưng nuôi tôm trái vụ thường xảy ra dịch bệnh, là nguồn lây lan ra môi trường tự nhiên. Sống trong cộng đồng phải biết vì lợi ít chung để nghề nuôi tôm phát triển bền vững. Vì vậy các ngành chức năng, chính quyền địa phương cần có biện pháp quản lý chặt chẽ thực trạng này”.

Liên tiếp 3 năm liền bà con nuôi tôm Tiền Giang thất mùa tôm, năm 2009 con tôm mới trở lại “ngôi vua”. Sự thất bại đeo bám làm cho nhiều người, nhất là những người nuôi quy mô lớn không còn mấy mặn mà với con tôm. Những người ít vốn, phần vì thế chấp ngân hàng còn mang nợ quá hạn không thể vay được, phần đã hết vốn nên cơ hội đầu tư cho mùa vụ này không nhiều, Vì vậy, việc ngân hàng cho vay vốn sản xuất là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

Trí Quang
(Theo NNVN)
Chia sẻ: Google Bookmarks Yahoo Bookmarks Đăng lên ZingMe Đăng lên Linkhay Đăng lên TagVn Bookmarks lêb baibu
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

Thăm dò ý kiến

Đánh giá của bạn về phiên bản mới này?

Tuyệt vời

Tốt

Trung bình

Bình thường

Rất tệ

Bộ đếm

  • Đang truy cập: 212
  • Khách viếng thăm: 208
  • Máy chủ tìm kiếm: 4
  • Hôm nay: 54334
  • Tháng hiện tại: 2286884
  • Tổng lượt truy cập: 46254117