"Nông nghiệp sạch và chính ngạch cho xuất khẩu trái cây"

Đăng lúc: Chủ nhật - 25/04/2010 21:06
Ông Nguyễn Văn Khang, PCT UBND tỉnh Tiền Giang thăm vườn thanh long

Ông Nguyễn Văn Khang, PCT UBND tỉnh Tiền Giang thăm vườn thanh long

Nhiều năm phụ trách nông nghiệp, nhân dịp Festival trái cây Việt Nam lần thứ nhất, ông Nguyễn Văn Khang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang, Phó Trưởng ban chỉ đạo đã có cuộc trao đổi xung quanh nền nông nghiệp sạch và chính ngạch cho xuất khẩu trái cây.

- Thưa ông, quản lý nông nghiệp lâu nay ông quan tâm và lo lắng điều gì nhất?

Nông nghiệp là một ngành sản xuất chịu nhiều rủi ro: Thiên tai (lũ lụt), dịch bệnh, thị trường tiêu thụ sản phẩm... Mối quan tâm nhất hiện nay của tôi là tiêu thụ sản phẩm, nhất là trái cây.

- Nguyên do nào dẫn đến tình trạng này, thưa ông?

Sản xuất còn manh mún, nhiều chủng loại, giá thành cao, an toàn thực phẩm kém, không tồn trữ được lâu và nhất là tiêu thụ chưa trở thành hệ thống (không như lúa), cho nên “trúng mùa - rớt giá - không bán được” là chuyện thường xuyên xảy ra.

- Như vậy, hiện nay có hai điều mà sản xuất nông nghiệp nói chung và ở lĩnh vực cây ăn trái nói riêng được quan tâm là nông nghiệp sạch và việc tìm con đường chính ngạch cho xuất khẩu trái cây Việt Nam?

Đúng là như vậy, nông nghiệp sạch (sản xuất theo GAP) trong sản xuất nông nghiệp nói chung, cây ăn trái nói riêng là mục tiêu quan trọng mà chúng tôi đã, đang và sẽ làm mạnh mẽ để đạt cho được mục tiêu này. Trong “Lễ phát động phong trào thi đua áp dụng VietGAP trong sản xuất rau, quả, chè an toàn”, ngày 21/12/2009, tại Viện Cây ăn quả miền Nam, Bộ NN-PTNT đã triển khai Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT về vấn đề này, cho thấy tầm quan trọng sống còn trong việc thực hiện nông nghiệp sạch, phong trào sẽ kéo dài cho đến hết năm 2015. Đó cũng là bước mà Tiền Giang phấn đấu đạt được việc sản xuất trái cây theo GAP cho toàn tỉnh.

- Thưa ông khi nào mới hết sợ tình trạng trúng mùa, rớt giá?

Trong những năm vừa qua, chúng tôi đã có được thành quả bước đầu với tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP trên một số loại trái cây: 7 ha vú sữa canh tác đạt tiêu chuẩn GlobalGAP, 30 ha khóm đạt tiêu chuẩn VietGAP, các mô hình này đang được tổ chức nhân rộng trên 100 ha thanh long; 150 ha nhãn và 20 ha chôm chôm. Nhưng có được GAP mới là một giấy chứng nhận để đến được với các thị trường khó tính; còn phải chuẩn bị các bước cho xuất khẩu trái cây như công nghệ đóng gói, bao bì, bảo quản, công nghệ chế biến, dự báo thị trường. Đối với hoạt động dự báo thị trường, cần phải dự báo chính xác nhu cầu dài hạn vì giá nông sản trên thị trường quốc tế biến đổi thất thường, nhưng do đặc điểm của sản xuất nông nghiệp phải qua một thời gian cung ứng sản phẩm nông nghiệp mới được điều chỉnh.

Vì vậy, cung nông sản luôn có độ trễ nhất định so với cầu, nếu thuần túy chạy theo sự thay đổi ngắn hạn, đột xuất về giá nông sản thì hiện tượng “trồng lại chặt, chặt lại trồng” diễn ra thường xuyên, gây tổn thất lớn. Và điều quan trọng nhất là một khi nước ta hội nhập sâu rộng vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đòi hỏi các cơ quan quản lý Nhà nước ở nước ta phải không ngừng đổi mới, hoàn thiện chính sách và cách thức quản lý để thích ứng với điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Khi có được một thị trường lớn, ổn định thì lúc ấy, mới hết sợ tình trạng trúng mùa, rớt giá.

- Tìm thị trường bao tiêu là công việc có hướng ra?

Một khi chúng ta có trái cây đảm bảo ATVSTP, có chất lượng tốt, có nguồn gốc xuất xứ, giá thành cạnh tranh thì chỉ riêng thị trường lớn Việt Nam, thị trường các nước trong khu vực cũng đảm bảo cho sản lượng trái cây ĐBSCL. Hơn nữa, trái cây đồng bằng được nhiều nước và tổ chức đánh giá tốt về chất lượng, thì việc tìm đối tác ở những thị trường xa cũng không phải là công việc quá khó khăn khi chúng ta đã chuẩn bị tốt những điều kiện để cho trái cây Việt Nam đi xa. Hiện nay, Tiền Giang có một số đối tác ổn định ở một số loại trái cây, như: xoài cát Hòa Lộc, vú sữa Lò Rèn, thanh long Chợ Gạo với các đối tác ở một số nước như Canada, Anh, Nhật, Nga, Trung Quốc…Chúng tôi nghĩ, trong tương lai gần, chúng ta sẽ có được thị trường ổn định cho trái cây ĐBSCL.

- Xin cám ơn ông!


(Theo Nông nghiệp Việt Nam)
Chia sẻ: Google Bookmarks Yahoo Bookmarks Đăng lên ZingMe Đăng lên Linkhay Đăng lên TagVn Bookmarks lêb baibu
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

Thăm dò ý kiến

Đánh giá của bạn về phiên bản mới này?

Tuyệt vời

Tốt

Trung bình

Bình thường

Rất tệ

Bộ đếm

  • Đang truy cập: 449
  • Khách viếng thăm: 444
  • Máy chủ tìm kiếm: 5
  • Hôm nay: 78594
  • Tháng hiện tại: 1944373
  • Tổng lượt truy cập: 48318500