"Biến" khí thải thành nguồn năng lượng hữu ích

Đăng lúc: Chủ nhật - 25/04/2010 21:11

"Biến" khí thải thành nguồn năng lượng hữu ích

Khí thải trong chăn nuôi biết sử dụng sẽ trở nên có ích cho cuộc sống, đó là kết quả từ việc thực hiện chương trình khí sinh học ở tỉnh Tiền Giang - một trong những địa phương đi đầu trong việc tận dụng nguồn khí thải để làm chất đốt và nhiên liệu cho động cơ hoạt động, sản sinh ra dòng điện có ích.

Từ lâu, hai anh em Bùi Minh Thế và Bùi Hoàng Lan ở xã Long An, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang được mệnh danh là "kỹ sư biogas". Bởi hai anh đã mày mò, nghiên cứu và cải tiến thành công động cơ hoạt động bằng nhiên liệu xăng hay dầu thành loại máy phát điện sử dụng nhiên liệu là khí thải trong chăn nuôi. Công trình của hai anh dựa trên cơ sở vật lý, thực hiện tuy đơn giản ,nhưng không dễ dàng thành công. Từ kiến thức cơ khí tự học hỏi, anh chuyển đổi nguyên lý hoạt động của một động cơ đốt trong từ việc thay thế nhiên liệu (xăng,dầu) bằng loại khí thải dễ cháy. Khi động cơ hoạt động, anh áp dụng phương thức chuyển đổi cơ năng thành điện năng thông qua hệ thống Dinamô phát điện. Để thực hiện thành công công trình này, anh Bùi Minh Thế và Bùi Hoàng Lan sử dụng khí thải từ các cơ sở chăn nuôi gia súc được giữ trong các hầm biôgas, sau đó có hệ thống ống dẫn khí vào động cơ. Điều quan trọng là phải chế tạo ra "bộ chế hòa khí" như phù hợp để cho động cơ hoạt động liên tục, từ đó tạo ra dòng điện có cường độ ổn định. Khi lắp ráp hoàn chỉnh các thiết bị với nhau, động cơ được khởi động bằng bình ắc-quy. Với loại khí thải trong chăn nuôi rất nhạy cháy nên động cơ do anh cải tiến chạy rất "ngọt" và sản sinh ra dòng điện tốt. Hơn 5 năm qua, với sáng kiến của mình, anh Bùi Minh Thế đã cải tiến ra gần 200 máy phát điện biogas phục vụ nhu cầu của người dân nhiều tỉnh, thành trong cả nước. Anh Bùi Minh Thế tâm sự:"Trước kia tôi tính làm thử một máy xem sao. Làm cái đầu thì đạt hiệu quả cao và theo nhu cầu của khách hàng nên tôi làm để bán luôn..."

Không sợ thiếu điện hay hết gas trong sinh hoạt gia đình, đó là lời khẳng định của ông Nguyễn Văn Đấu (tức Tám Đấu) ngụ xã Tam Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. Bởi khi sử dụng máy phát điện biogas do anh Bùi Minh Thế cải tiến, ông Đấu đã chủ động được nguồn điện cho sinh hoạt gia đình. Ông cho biết,  từ khi sử dụng máy phát điện biogas thì không chỉ thoát khỏi ô nhiễm môi trường mà còn tận dụng điện để nấu ăn; sử dụng các công cụ như tủ lạnh, máy lạnh, bơm nước vệ sinh trại  nuôi heo. Mỗi tháng, máy phát điện biogas giúp ông tiết giảm chi phí hơn 300 ngàn đồng.

Thật ra trong sản xuất chăn nuôi quy mô lớn như hiện nay, nguồn điện là rất quan trọng, nếu tiết kiệm được khoản chi phí này thì tiền lãi sẽ tăng lên. Nếu hộ dân nuôi từ 50 con heo trở lên thì sử dụng động cơ phát điện rất tốt; máy này có khả năng sản sinh ra từ 4-5 kw điện, có thể thắp sáng 50 bóng đèn nê-ông.Giá đầu tư cho hệ thống máy biogas phát điện này từ 30-40 triệu đồng. Sử dụng khí biogas để phát điện thắp sáng mỗi năm tiết kiệm được hơn 10 triệu đồng, sau 3 năm là hoàn vốn.

Hiện nay, các mô hình chăn nuôi gia súc theo kiểu trang trại áp dụng máy phát điện từ khí thải rất hiệu quả. Các trại chăn nuôi quy mô lớn nguồn khí thải tích tụ trong hầm biôgas rất dồi dào, đủ sức cho động cơ hoạt động trong thời gian dài. Vả lại các trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm lớn thường được hộ dân bố trí xa khu dân cư, vùng hẻo lánh rất thiếu thốn về nguồn điện cho việc bơm nước tắm, làm vệ sinh vật nuôi, hay thắp sáng. Cũng theo tính toán của nông dân, cứ một trang trại nuôi 100 con heo thì một ngày đêm phải tiêu tốn ít nhất 50 kwh điện, với giá điện kinh doanh ở thời điểm này từ hơn 2.000đ/kw thì máy phát điện sẽ tiết kiệm được nguồn điện và giảm chi phí cho sản xuất đáng kể.

Tại tỉnh Tiền Giang, từ khi thực hiện chương trình khí sinh học đến nay, nông dân địa phương đã xây dựng được hơn 5.000 hầm biogas, đa số các trang trại chăn nuôi quy mô lớn đều có trang bị máy phát điện. Nhờ sử dụng khí thải trong chăn nuôi làm chất đốt và chạy động cơ phát điện mà mỗi năm nông dân tỉnh Tiền Giang tiết kiệm được gần 8 tỷ đồng. Đặc biệt ,tại huyện Chợ Gạo, nhiều nhà vườn còn tận dụng máy phát điện từ khí thải biogas để bơm nước tưới cho vườn cây thanh long .Về đêm ,nhà vườn sử dụng nguồn điện "nhân tạo" này để xông đèn xử lý cho cây thanh long ra hoa nghịch vụ đón giá cao!. Về hiệu quả của chương trình xây dựng hầm biogas kết hợp sử dụng máy phát điện, kỹ sư Nguyễn Thị Mùi, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Tiền Giang cho rằng: "Càng ngày  người dân càng hiểu được tác dụng của hầm biogas và số lượng người sử dụng càng tăng lên. Minh chứng là quý 1/2010 , số hộ thực hiện chỉ tiêu có huyện trên 70% -80% rồi, có nơi còn đăng ký xin thêm. Còn sử dụng máy phát điện thì tốt, vì trong tình trạng khan hiếm điện về nông thôn thì việc dùng khí sinh học  cần nhân rộng nữa".

Phải khẳng định rằng công trình sáng chế ra loại máy phát  điện từ việc sử dụng khí thải trong chăn nuôi của anh Bùi Minh Thế và Bùi Hoàng Lan ở tỉnh Tiền Giang đã thành công và đem lại hiệu quả cao. Máy phát điện này không chỉ chống việc ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi mà còn tạo ra nguồn điện hữu ích cho con người. Hiện tại, nông dân ở nhiều địa phương trong cả nước tìm đến anh Bùi Minh Thế để đặt hàng mua máy phát điện biogas. Ông Phan Văn Bình, nông dân xã Tân Lợi Thạnh, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre sau thời gian sử dụng máy phát điện biogas cho trại chăn nuôi heo, bày tỏ: "Sau khi tôi làm hầm biogas khí sinh học, thì đàn heo tôi tăng dần. Đến giờ này tôi có 18 heo nái, 120 heo thịt, nhưng vẫn đảm bảo được môi trường. Nói chung ,khi xây hầm biogas trước tiên là bảo vệ môi trường, sau đó có lợi ích là dùng khí gas nấu ăn, đốt đèn, xông heo và sinh hoạt trong gia đình".

Phát huy thành quả đó, hiện nay anh Bùi Minh Thế và Bùi Hoàng Lan còn đang nghiên cứu sáng chế ra các loại máy phát điện biogas từ các động cơ đã qua sử dụng với nhiều công suất khác nhau, để hạ giá thành và tiện ích cho người dân sử dụng trong sinh hoạt gia đình; đồng thời anh còn có ý tưởng nén khí thải này làm những bình gas để làm chất đốt phục vụ cho cuộc sống.

Theo các chuyên gia nông nghiệp thì việc xây dựng hầm biogas trong chăn nuôi đã được phổ biến khắp cả nước, tuy nhiên nếu mô hình này chỉ dừng lại để khắc phục ô nhiễm môi trường thì mới đạt 50% yêu cầu. Hầm biogas kết hợp với máy phát điện để tận dụng lượng khí thải này để tạo ra nguồn năng lượng hữu ích là vấn đề cần nhân rộng, là hướng đi bền vững của mô hình chăn nuôi trang trại.

Chu Trinh
(Theo tiengiang.gov.vn)
Chia sẻ: Google Bookmarks Yahoo Bookmarks Đăng lên ZingMe Đăng lên Linkhay Đăng lên TagVn Bookmarks lêb baibu
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

Thăm dò ý kiến

Đánh giá của bạn về phiên bản mới này?

Tuyệt vời

Tốt

Trung bình

Bình thường

Rất tệ

Bộ đếm

  • Đang truy cập: 185
  • Khách viếng thăm: 183
  • Máy chủ tìm kiếm: 2
  • Hôm nay: 29839
  • Tháng hiện tại: 2262389
  • Tổng lượt truy cập: 46229622