Chuyện về một bức ảnh thời kháng chiến

Đăng lúc: Thứ năm - 10/09/2015 08:11
Trong chuyến đi sưu tầm kỷ vật kháng chiến tại nhà ông Trần Phương Hùng, nguyên Chủ tịch Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh (phường 1, TP. Mỹ Tho), chúng tôi được ông cho xem nhiều tấm ảnh mà ông và đồng đội chụp trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Ông kể về xuất xứ nguồn gốc, hoàn cảnh, thời gian của mỗi tấm ảnh, trong đó có lẽ ông thú vị nhất là tấm ảnh trắng đen chuẩn bị Lễ tuyên bố của vợ chồng ông đã phai màu theo thời gian.
Trang trí Lễ tuyên bố trong kháng chiến.
Trang trí Lễ tuyên bố trong kháng chiến.

Lau nhẹ tấm ảnh ông kể: “Đã trải qua 43 năm, nhưng tôi vẫn còn nhớ như in kỷ niệm về tấm ảnh ấy. Đó là vào năm 1972, tại khu rừng thuộc ấp Cá He, xã Tà Nuôn, quận Kosatơn, tỉnh Kompongchàm - Campuchia, Đoàn Văn công Đồng Tháp (Khu 8 - Trung Nam bộ) đang trong đợt tập dợt các tiết mục mới chuẩn bị biểu diễn phục vụ bộ đội và nhân dân.

Lúc này Đoàn có khoảng 60 cán bộ, diễn viên hoạt động trong các đội ca, múa, nhạc, kịch, cải lương; đa số diễn viên còn khá trẻ, chưa lập gia đình. Sau một quá trình tìm hiểu và báo cáo với tổ chức, Đoàn đã tổ chức Lễ tuyên bố tập thể cho 2 đôi uyên ương Phương Hùng - Thanh Hoa và Hoàng Nghĩa - Thúy Vân, là diễn viên của Đoàn”.

Một buổi sáng trước ngày tổ chức Lễ tuyên bố 1 tuần, tất cả cán bộ, diễn viên của Đoàn đang tập hợp chuẩn bị tập thể dục thể hình thì nghe tiếng của chị Kim Quyên: “Các anh ơi, có con kỳ đà bự bằng em”. Tiếng nói văng vẳng nghe không được rõ nên anh Phương Hùng tưởng là con gà, đã hỏi lại: Con gà gì mà bằng em? Chị Kim Quyên trả lời: “Không phải con gà mà là con kỳ đà”. Thế là các anh tủa ra vây bắt, “thúc ké” lại và đem nhốt để bổ sung cho đám tiệc của 2 đôi uyên ương sắp tới.

Ngày 10-5-1972 (tức ngày 27-3 âl) đơn vị tổ chức Lễ tuyên bố cho 2 đôi uyên ương. Sáng hôm đó, các anh thì hái hoa rừng thơm ngát để trang trí hội trường và cắt dán câu thơ: “Hùng - Kiến Phong bền lòng đánh Mỹ/ Hoa - Gò Công chung thủy kiên trung”…; còn các chị thì làm gà, vịt, riêng kỳ đà thì do anh Trương Diệu đảm nhận. Kỳ đà được làm sạch sẽ và chế biến món cà ri, bóp gỏi, ai thưởng thức xong cũng khen rất ngon.

Khách mời là những đơn vị bộ đội, quân y, Đoàn Văn công tỉnh Tây Ninh, Việt kiều… đóng gần đó. Ngoài ca hát, chúc tụng cho cô dâu, chú rể, mọi người còn tổ chức đóng giả các đoàn của 3 nước Trung Hoa, Lào và Campuchia đến chúc lễ tuyên bố… Tuy buổi lễ đơn giản nhưng tràn đầy ấm cúng, hạnh phúc trong vòng tay của đồng chí, đồng đội và nhân dân.

Khi chúng tôi hỏi vui: Ông bà xưa có câu “Ra đường gặp kỳ đà thường bị xui”, thì ông Phương Hùng cười hóm hỉnh rồi nói: “Ai bảo “kỳ đà cản mũi” là không đúng, mà phải nói là kỳ đà dẫn mũi thì mới đúng chứ, vì xui đâu không thấy, chứ hôm đó đám cưới nhờ thịt kỳ đà mà bữa tiệc thêm phần thịnh soạn và suốt cuộc đời của 2 vợ chồng tôi làm công tác trong ngành Văn hóa - Nghệ thuật đã gặt hái được nhiều thành công và sống với nhau rất hạnh phúc…”. Chúng tôi cùng cười vang trong ngôi nhà tràn đầy ấm cúng, hạnh phúc của ông Phương Hùng.

Được biết, hiện vợ chồng ông Phương Hùng có 3 người con đều tiếp bước truyền thống cha anh, công tác tại các cơ quan Nhà nước ở TP. Hồ Chí Minh và Tiền Giang. Còn vợ chồng ông  Hoàng Nghĩa và bà Thúy Vân, sau ngày miền Nam giải phóng (30-4-1975) công tác tại Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An cho đến khi về hưu; các con ông bà cũng đang công tác trong cơ quan Nhà nước.

Nguyễn Mạnh Thắng
(Theo Ấp Bắc)
Chia sẻ: Google Bookmarks Yahoo Bookmarks Đăng lên ZingMe Đăng lên Linkhay Đăng lên TagVn Bookmarks lêb baibu
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Thăm dò ý kiến

Đánh giá của bạn về phiên bản mới này?

Tuyệt vời

Tốt

Trung bình

Bình thường

Rất tệ

Bộ đếm

  • Đang truy cập: 440
  • Khách viếng thăm: 438
  • Máy chủ tìm kiếm: 2
  • Hôm nay: 83337
  • Tháng hiện tại: 1949116
  • Tổng lượt truy cập: 48323243