Tiểu thuyết đồ họa - thể loại hấp dẫn độc giả nhỏ tuổi

Đăng lúc: Thứ ba - 04/12/2012 10:25
Trong khuôn khổ Dự án Hỗ trợ văn học thiếu nhi Việt Nam - Đan Mạch, trung tuần tháng 11 vừa qua, nhà văn Merlin P. Mann và họa sỹ Jan Kjaer đã có mặt tại Hà Nội, trao đổi với các đồng nghiệp Việt Nam về thể loại tiểu thuyết đồ họa, với hy vọng làm phong phú thêm thị trường truyện tranh Việt Nam.
Bộ truyện Báu vật thất truyền viết theo thể loại tiểu thuyết đồ họa

Bộ truyện Báu vật thất truyền viết theo thể loại tiểu thuyết đồ họa

Merlin P. Mann và Jan Kjaer là tác giả bộ truyện tranh Taynikma - Báu vật thất truyền được NXB Kim Đồng giới thiệu trong năm 2012. Bộ truyện được viết theo thể loại tiểu thuyết đồ họa, trình bày dưới hình thức truyện kể kết hợp minh họa đẹp mắt, là dẫn chứng thực tế của Merlin và Jan dùng để hướng dẫn các nhà văn, họa sỹ Việt Nam tiếp cận phương pháp, kỹ năng sáng tác thể loại đang thịnh hành tại Âu - Mỹ. Theo họa sỹ Jan Kjaer, truyện tranh (comics) đã khá quen thuộc ở Đan Mạch nhưng tiểu thuyết đồ họa (graphic novel) chỉ mới xuất hiện gần đây. Thời kỳ đầu, các tác giả cũng gặp nhiều khó khăn do các NXB tại Đan Mạch không đủ tự tin để thử nghiệm thể loại truyện mới như vậy. Jan Kjaer chia sẻ: “Để xâm nhập thành công vào một thị trường khá mới mẻ, từ lúc hình thành ý tưởng đến tìm hiểu sở thích người đọc cho thể loại tiểu thuyết đồ họa, cần có sự kết hợp nhiều nhân tố: nhà văn, họa sỹ, nhà xuất bản… và sự ủng hộ của độc giả. Tại Đan Mạch, sách thiếu nhi tương đối nhiều nhưng không phải cuốn nào cũng bán chạy. Bởi lẽ, thông thường, thành công của một cuốn sách phụ thuộc vào việc làm thế nào để hài lòng các thư viện, trường học, sau đó là các bậc phụ huynh, cuối cùng mới mong tiếp cận trẻ em. Tuy nhiên, mục tiêu chúng tôi đặt ra cho cuốn sách là phải làm cho trẻ em yêu thích, từ đó chúng sẽ đòi hỏi để được mua cuốn sách”.

Để hoàn thành dự án của mình, Merlin và Jan thống nhất: Merlin viết kịch bản, Jan lựa chọn một số phần phù hợp để vẽ tranh minh họa, thay thế phần lời trong kịch bản đã viết sao cho liền mạch câu chuyện. Tác phẩm hoàn chỉnh khi có cả tranh vẽ và phần lời. Nội dung câu chuyện được kể bằng lời nhưng tình huống truyện được minh họa, kể lại bằng tranh. Đặc biệt, những đoạn miêu tả tâm trạng nhân vật thì lời viết có tác dụng giúp phát triển trí tưởng tượng, tư duy, óc sáng tạo, đôi lúc đòi hỏi trẻ phải suy nghĩ thêm, và đây cũng chính là phần thử thách hấp dẫn đối với độc giả nhỏ tuổi.

Tiểu thuyết đồ họa - loại truyện tranh có minh họa lời (tranh trên lời dưới) - cũng đã bắt đầu xuất hiện trên thị trường sách Việt Nam, như loạt truyện dân gian Những ông Trạng dân gian lừng danh của NXB Kim Đồng. Thể loại truyện này không những được trẻ em Việt Nam yêu thích mà còn rất nhiều phụ huynh chọn mua. Đây là những truyện có phân tích, diễn giải tâm lý. Với dạng truyện này, trẻ em sẽ phải suy nghĩ nhiều hơn về văn học. Tuy nhiên, sự xuất hiện của thể loại truyện trên tại Việt Nam chưa nhiều. Hơn thế, thị trường truyện tranh nói chung của Việt Nam cũng chưa thật sự phát triển. Để tiểu thuyết tìm được chỗ đứng và phát triển tại Việt Nam, theo lời khuyên của nhà văn Merlin, “cần tìm hiểu kỹ về tâm lý trước khi viết sách cho trẻ em. Tiểu thuyết đồ họa rất thích hợp cho lứa tuổi thiếu niên vì tâm lý trẻ giai đoạn này có phần phức tạp hơn, đã biết phân biệt giữa thiện và ác, giữa tốt và xấu, chứ không chỉ dừng lại ở việc xem tranh như lứa tuổi nhỏ hơn. Độ tuổi này, các em sẽ lựa chọn thể loại truyện có phân tích tâm lý nhân vật sâu hơn, đôi khi có cả thử thách trong đó nữa”.

Hương Sen
(Theo NĐBND)
Chia sẻ: Google Bookmarks Yahoo Bookmarks Đăng lên ZingMe Đăng lên Linkhay Đăng lên TagVn Bookmarks lêb baibu
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Thăm dò ý kiến

Đánh giá của bạn về phiên bản mới này?

Tuyệt vời

Tốt

Trung bình

Bình thường

Rất tệ

Bộ đếm

  • Đang truy cập: 221
  • Khách viếng thăm: 191
  • Máy chủ tìm kiếm: 30
  • Hôm nay: 10385
  • Tháng hiện tại: 2242935
  • Tổng lượt truy cập: 46210168