Hai đề tài, sáng kiến khoa học áp dụng đạt hiệu quả cao

Đăng lúc: Thứ hai - 29/07/2013 17:30
Trong số 59 cá nhân đạt danh hiệu Chiến sĩ Thi đua cấp tỉnh, có 11 cá nhân được đặc cách vì đã có đề tài, sáng kiến khoa học trên các lĩnh vực: chính trị, kinh tế - kỹ thuật, văn hóa - xã hội mang lại hiệu quả cao. Dưới đây là 2 đề tài áp dụng có hiệu quả tại địa phương.

* “Phát triển nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp Khu công nghiệp tỉnh Tiền Giang đến năm 2020: Thực trạng và giải pháp”, đề tài của ông Nguyễn Thanh Vũ, Kế toán trưởng, Công ty phát triển hạ tầng các Khu công nghiệp tỉnh:

Tiền Giang là tỉnh vừa thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long vừa nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nên có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế, nhất là trong lĩnh vực phát triển công nghiệp. Tiền Giang hiện có 7 khu công nghiệp (KCN) đã được Chính phủ cho chủ trương thành lập và 8 cụm công nghiệp (CCN) đã được UBND tỉnh Tiền Giang ra quyết định thành lập. Trừ KCN Mỹ Tho, CCN Trung An, CCN Song Thuận và CCN An Thạnh đã được lấp đầy 100% diện tích đất, các KCN còn lại như: KCN dịch vụ dầu khí Soài Rạp, KCN Tân Phước I, KCN Tân Phước II, KCN Bình Đông và 4 CCN hiện đang tập trung kêu gọi nhà đầu tư trong và ngoài nước để lấp đầy trong thời gian tới.

Tính đến ngày 30-6-2012, các KCN, CCN Tiền Giang đã thu hút được 124 dự án. Trong số này, có 102 dự án đã đi vào hoạt động, giải quyết được việc làm cho 42.400 lao động, chủ yếu là ngành may mặc, giày da và thủy sản, trong đó có khoảng 70% lao động tại địa phương.

Một nền kinh tế muốn phát triển cần có các nguồn lực: Vốn, khoa học - công nghệ, tài nguyên và nguồn nhân lực. Muốn tăng trưởng nhanh và bền vững cần dựa vào ba yếu tố cơ bản là áp dụng công nghệ mới, phát triển kết cấu hạ tầng hiện đại và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Nhân lực là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của tiến trình công nghiệp hóa.

Theo quy hoạch phát triển ngành Công nghiệp Tiền Giang đến năm 2020 toàn tỉnh sẽ có 10 KCN, 34 CCN và 1 tuyến công nghiệp với tổng diện tích 5.899 ha. Khi đó nhu cầu lao động trong các KCN, CCN giai đoạn 2011 - 2015 là 108.400 lao động và giai đoạn 2016 - 2020 là 132.000 lao động. Vì thế, bài toán về phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu cho các doanh ngiệp trong KCN, CCN Tiền Giang trong tương lai không hề đơn giản trong quá trình triển khai thực hiện. Vì vậy, việc phát triển nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp trong KCN, CCN tỉnh Tiền Giang đến năm 2020 là yêu cầu hết sức cần thiết trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Đề tài này được áp dụng vào thực tế của Ban quản lý các KCN Tiền Giang nói riêng và các sở, ngành của tỉnh như Sở kế hoạch- Đầu tư, Sở Công Thương, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và UBND các huyện, thành, thị nói chung.  Đề tài đặt trọng tâm thu hút và phát triển nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp trong KCN, CCN đến năm 2020 và cũng góp phần giải quyết nhu cầu lao động trong các KCN, CCN cho giai đoạn 2011 - 2015 là 108.400 lao động và giai đoạn 2016 - 2020 là 132.000 lao động; góp phần tăng cường công tác chọn lọc thu hút đầu tư vào KCN, CCN Tiền Giang.

Đề tài cũng đã đưa ra các giải pháp vừa cơ bản, vừa khả thi như: Xây dựng chiến lược thu hút đầu tư KCN, CCN của tỉnh đến năm 2020; phối hợp với các tổ chức thương mại quốc tế và các cơ quan xúc tiến đầu tư tại TP. Hồ Chí Minh tiến hành công tác xúc tiến đầu tư có mục tiêu, có địa chỉ cụ thể đối với các quốc gia có tiềm năng về vốn đầu tư và công nghệ; hạn chế thu hút đầu tư các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động, công nghệ lạc hậu, tạo ra giá trị gia tăng không cao cho tỉnh.

Đây là đề tài được xét đặc cách vì đã được Hội đồng biên tập Tạp chí Kinh tế và Phát triển của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân - Hà Nội phản biện và được đăng trên Tạp chí Kinh tế và Phát triển (ISSN: 1859-0012) Tiếng Việt vào tháng 8-2012 của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân - Hà Nội.

* “Tăng cường củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động vốn ủy thác Ngân hàng Chính sách xã hội qua Hội Liên hiệp Phụ nữ”, đề tài của chị Nguyễn Thị Tuyết, Ban Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh:

Nhiều năm qua, vốn Ngân hàng chính sách xã hội ủy thác qua Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) góp phần quan trọng trong mục tiêu xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm, hỗ trợ hội viên phụ nữ nghèo, cận nghèo vượt qua khó khăn; đặc biệt là những phụ nữ nghèo hoàn cảnh neo đơn, có con em đang độ tuổi đi học. Từ nguồn vốn này còn giúp hội viên phụ nữ nghèo cải thiện cuộc sống và có khả năng tự phát triển kinh tế gia đình.

Là người trực tiếp tham gia các công việc có liên quan, chị Tuyết tham mưu Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh xây dựng kế hoạch, tổ chức kiểm tra, giám sát đánh giá kết quả thực hiện và trách nhiệm của mỗi cấp Hội trong hoạt động ủy thác.

Hướng dẫn Hội LHPN cơ sở và ban quản lý tổ thực hiện đầy đủ, nghiêm túc 6 công đoạn ủy thác; phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội các huyện, chính quyền xã rà soát, củng cố hoạt động tổ tiết kiệm và vay vốn hoạt động đồng đều, cộng đồng trách nhiệm và kiểm tra, giám sát lẫn nhau, tăng cường trách nhiệm trong đôn đốc người vay trả nợ đúng hạn; hướng dẫn huyện và cơ sở hoàn thiện hệ thống sổ sách, hồ sơ liên quan đến hoạt động quản lý các nguồn vốn, trong đó có vốn ủy thác, sổ sách, chứng từ, phiếu thu, phiếu chi, hợp đồng giao nhận vốn…

Qua đó, giúp cho Hội triển khai và hướng dẫn sử dụng phí ủy thác Ngân hàng Chính sách xã hội theo đúng nguyên tắc tài chính; phối hợp Ngân hàng Chính sách xã hội đánh giá, phân loại chất lượng tổ tiết kiệm và vay vốn, hoạt động ủy thác đảm bảo chế độ họp giao ban từng cấp, định kỳ thông tin báo cáo giữa Hội với Ngân hàng Chính sách xã hội chặt chẽ; đồng thời tham mưu Ban Thường vụ Hội LHPN chọn điểm chỉ đạo củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động ủy thác tập trung ở 2 huyện Cái Bè và Tân Phước có tỷ lệ nợ quá hạn cao trên 1,2% trước khi thực hiện đề án; tính đến cuối năm tình trạng nợ xấu giảm còn 0,88% - 0,7%.

Từ những kết quả trên, hoạt động ủy thác ngày càng chặt chẽ và có hiệu quả hơn, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, tổng dư nợ nhận ủy thác hàng năm đều tăng, cụ thể: Năm 2012 dư nợ nhận ủy thác là 417 tỷ 556 triệu đồng, tăng 41 tỷ 420 triệu đồng so với năm 2011, giúp cho 41.148 hộ vay, trong đó có 2.895 phụ nữ làm chủ hộ nghèo vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội được thoát nghèo, đạt 19,7%/năm so với chỉ tiêu của Hội đề ra từ 10 - 15%/năm.

Thành Lụa
(Theo Báo Ấp Bắc)
Chia sẻ: Google Bookmarks Yahoo Bookmarks Đăng lên ZingMe Đăng lên Linkhay Đăng lên TagVn Bookmarks lêb baibu
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Thăm dò ý kiến

Đánh giá của bạn về phiên bản mới này?

Tuyệt vời

Tốt

Trung bình

Bình thường

Rất tệ

Bộ đếm

  • Đang truy cập: 409
  • Khách viếng thăm: 405
  • Máy chủ tìm kiếm: 4
  • Hôm nay: 12595
  • Tháng hiện tại: 1878374
  • Tổng lượt truy cập: 48252501