Trang phục trong phim cổ trang Việt đều chưa chuẩn

Đăng lúc: Thứ hai - 15/07/2013 17:29
Đó là lời khẳng định của nhà nghiên cứu Trần Quang Đức trong buổi ra mắt cuốn sách Ngàn năm áo mũ diễn ra vào 27/6 tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam.
Đó là lời khẳng định của nhà nghiên cứu Trần Quang Đức trong buổi ra mắt cuốn sách Ngàn năm áo mũ diễn ra vào 27/6 tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam.

Cách đây vài năm, bộ phim ,Đường tới thành Thăng Long, vấp phải sự chỉ trích về phần trang phục. Nhiều ý kiến cho rằng, y phục trong phim không phù hợp với hiện thực xã hội lúc bấy giờ. Vấn đề được tranh luận nhiều chiều nhưng không ngã ngũ do thiếu căn cứ đủ thuyết phục.

Ví dụ từ một bộ phim đã cho thấy sự thiếu hụt tư liệu lịch sử liên quan đến trang phục dân tộc. Bởi lẽ đó, nhà nghiên cứu Trần Quang Đức đã bắt tay khảo cứu lịch sử trang phục dân tộc trong suốt gần 1000 năm (từ 1009 - 1945).

2-Ngan-nam-ao-mu-1372409272_500x0.jpg
Nhà nghiên cứu Trần Quang Đức (giữa) chia sẻ về "Ngàn năm áo mũ".

Trong buổi giao lưu ra mắt sách "Ngàn năm áo mũ", Trần Quang Đức chỉ ra nhiều sai sót về trang phục trong các bộ phim cổ trang Việt. Ví dụ như phim ,Thái sư Trần Thủ Độ,, các hình ảnh của phim đều cho thấy vua đội mũ Bình Thiên đính 4 dây thao, kết hợp mũ với bộ áo màu vàng. Trên thực tế không tồn tại cách kết hợp như vậy. Vì ngay trong ,Chu Lễ,, Phan Huy Chú đã miêu tả về mũ Bình Thiên: ,trên mũ có ván chụp, đằng trước tròn, đằng sau vuông, đằng trước sa xuống, đằng sau nghếch lên, Mũ miện kết hợp với áo Cổn, phía trước và sau đều có 12 dây lưu, mỗi lưu có 12 viên ngọc, lấy dây tảo để xâu ngọc,,. Hoặc ngay vấn đề đầu tóc, các bộ phim làm cũng không đúng với lịch sử. Trong khi thời Trần và Lê Sơ, người Việt cắt tóc ngắn không phân biệt nam nữ, thì các bộ phim cổ trang vẫn cho đàn ông để tóc dài. Hoặc như thời Lê Trung Hưng, toàn bộ dân để xõa tóc (biểu hiện cho sự tự do của dân chúng), thì nhiều phim vẫn xây dựng hình ảnh tóc búi tó.

Nhà nghiên cứu Trần Quang Đức cho biết, để có thể đưa ra những thông tin chính xác trong cuốn sách, anh đã phải miệt mài làm việc dựa trên nguồn tư liệu và tranh tượng. Anh chia sẻ: ,Cái thuận lợi của tôi, là tôi có khả năng về ngôn ngữ nhất định. Cho nên tiếng Hán cổ, tiếng Hán hiện đại, tiếng Nhật tôi đều có thể tìm kiếm ra những nguồn tư liệu. Nhưng các văn tự đòi hỏi phải hết sức chịu khó, tìm, phân tích và đọc xử lý. Thêm nữa, tôi đã đi điền dã rất nhiều nơi để khảo cứu và so sánh,.

Tuy vậy, nhà nghiên cứu này cũng có nhiều điểm tiếc nuối về cuốn sách. Bởi theo anh, càng trở về quá khứ xa hơn nữa, như thời Lý - Trần, thì càng nhiều điểm tối hơn. Vì thế khi thực hiện cuốn sách, phần về thời Lý, Trần, anh chỉ có thể dựa trên lượng tranh ảnh, tài liệu ít ỏi. Theo tác giả, có nhiều điểm cần giải quyết triệt để hơn nữa. ,Tôi chờ vào lượng hiện vật đang tiếp tục được khai quật sau này, để có thể trả lời được những vấn đề mà tôi đặt ra, hoặc là những giả thuyết của tôi,, anh chia sẻ.

[Caption]
Phục dựng trang phục Cổn Miện thời Lý Trần.

Tuy nói khiêm tốn như vậy song những ai tiếp cận với cuốn ,Ngàn năm áo mũ, đều nhận thấy đây là một công trình nghiên cứu đồ sộ. Trang phục của người Việt trong cả 1000 năm phong kiến được miêu tả lại một cách đầy đủ, tỉ mỉ, chi tiết. Vì trang phục người Việt thay đổi theo từng triều đại, nên các chương, các phần của cuốn sách cũng được chia ra theo từng triều đại khác nhau. Mỗi triều đại, tác giả lại chia ra làm 2 phần lớn: trang phục thường dân và trang phục cung đình. Trang phục cung đình lại được chia ra nhiều mảng nhỏ: Trang phục hoàng đế (lễ phục, triều phục, thường phục, quân phục), Trang phục bá quan, Trang phục hậu cung, Trang phục quân đội, Không chỉ đưa ra đầy đủ hình dáng, hoa văn, màu sắc, tác giả còn miêu tả tỉ mỉ các phụ kiện đi kèm như hoa cài mũ, đai lưng, chi tiết của hài,

Có mặt tại buổi giao lưu, thạc sĩ Trần Văn Ánh (Viện nghiên cứu Văn học Việt Nam) nhận định, sự xuất hiện của cuốn sách là một nỗ lực, niềm đam mê lớn. Kết quả ,Ngàn năm áo mũ, đã bù đắp phần nào khoảng trống mênh mông của lịch sử trang phục Việt Nam nói riêng, lịch sử văn hóa Việt Nam nói chung. Trần Văn Ánh nhận định, cùng với những ý nghĩa chính trị, xã hội sâu rộng, cuốn sách thực sự là một tư liệu nghiên cứu quan trọng và có giá trị lâu dài. Và để đánh giá về vai trò của cuốn sách, một buổi tọa đàm cùng các nhà nghiên cứu, các nhà sử học sẽ diễn ra sau ba tháng nữa.

Nhà nghiên cứu Trần Quang Đức cho biết, lịch sử Trung đại Việt Nam luôn là mối quan tâm của anh. ,Chúng ta cứ nghĩ rằng đã khai thác được hết các mảng lịch sử đó, nhưng thực ra vẫn còn có nhiều điểm tối. Tôi nghĩ quá khứ mới là cái cần được tiếp tục khai thác sâu hơn nữa.


Hiền Đỗ
(Theo VnExpress)
Chia sẻ: Google Bookmarks Yahoo Bookmarks Đăng lên ZingMe Đăng lên Linkhay Đăng lên TagVn Bookmarks lêb baibu
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

 

Thăm dò ý kiến

Đánh giá của bạn về phiên bản mới này?

Tuyệt vời

Tốt

Trung bình

Bình thường

Rất tệ

Bộ đếm

  • Đang truy cập: 415
  • Khách viếng thăm: 410
  • Máy chủ tìm kiếm: 5
  • Hôm nay: 48689
  • Tháng hiện tại: 2213349
  • Tổng lượt truy cập: 46180582