Đến làng nghề Một thoáng Việt Nam nghe tiếng đàn nước

Đăng lúc: Thứ năm - 17/01/2013 10:34
Việt Nam là đất nước có một kho tàng nhạc cụ cổ truyền hết sức phong phú và đa dạng. Kho tàng ấy được hình thành trong suốt hành trình cuộc sống và chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước.Tôi đã từng được thưởng thức tiếng đàn bầu da diết, những bản nhạc còng chiêng sôi nổi của đồng bào dân tộc ở Tây Nguyên, và trong một chuyến đi thực tế với Câu lạc bộ sáng tác trẻ đến với “Làng nghề một thoáng Việt Nam” (ở ấp Phú Bình, xã An Phú, huyện Củ Chi, TPHCM) tôi mới được chiêm ngưỡng một loại nhạc cụ dân tộc thật đặc biệt, thật độc đáo đó là cây đàn nước của đồng bào Xêđăng.

 

“Đàn nước tiếng Xêđăng gọi là Coan. Các tộc người ở miền núi Trường Sơn và Tây Nguyên đều biết làm đàn nước, tuy nhiên độc đáo hơn cả là đàn nước của người Xêđăng. Người Xêđăng gọi loại đàn này là Coan (do cách ghi âm mà nhiều người viết tên gọi khác nhau như: Cong, Koan, Quang, Quan, H’cuan...). Người ta thường đặt cây đàn nước cạnh các con suối dọc theo nương rẫy. Người Xêđăng quan niệm tạo ra Coan là để giữ nương rẫy, xua đuổi thú giữ, chim muông phá hoại mùa màng... Đồng thời họ còn tin rằng, có được tiếng Coan hay là để mời gọi các thần núi, thần suối, thần đá, thần cây... (nói chung là các vị thần tốt) về sống với dân làng và không để cho các con ma sông, ma suối, ma nước... (nói chung là tà ma) quấy nhiễu đời sống và con người trong cộng đồng của họ. Vì lẽ đó, Coan trở thành vừa là vật thiêng trong đời sống tâm linh, vừa là nhu cầu thiết yếu trong đời sống văn hóa tinh thần của người Xêđăng.”

Ban đầu, cây đàn nước chỉ là chùm những ống tre, nứa dựa vào sức chảy của dòng nước va đập vào nhau để tạo ra âm thanh, về sau, do nhu cầu  thưởng thức âm nhạc, người ta sáng tạo và gắn thêm chức năng khác. Kích thước của đàn không cố định, tùy thuộc vào làn điệu dân tộc, nhạc phẩm mà nghệ nhân có thể nới dài hoặc thu ngắn ống đàn. Một đàn hoàn chỉnh thể hiện nhiều làn điệu có thể đến 120 ống, dài 60 mét. Đàn phát âm nhờ những thanh gỗ hoặc thanh tre đặc ruột gõ vào những ống nứa với kích thước khác nhau được khoét gọt có độ cao thấp thật độc đáo.

Một điều thú vị là lực để “đánh đàn” được cấu tạo từ một sợi dây dài một đầu mắc vào dây được mắc vào máng nước, đầu kia mắc vào hòn đá lớn tạo thành một khung dao động. Khi máng nước không có nước, nhờ sức kéo của hòn đá nó nằm ngay vị trí mà thác nước đổ xuống; lúc máng nước đầy, nó kéo chùng xuống làm dây chuyển động và vị trí của máng nước cũng chuyển dời khỏi thác nước. Theo thiết kế, máng nước sẽ bị nghiêng làm nước đổ hết ra ngoài. Khi máng nước đã hết nước, trọng lượng hòn đá ở đầu dây đằng kia lại kéo dây chùng xuống và làm sợi dây chuyển động kéo máng nước trở về vị trí cũ ngay dòng thác. Chu kỳ dao động cứ lặp lại nếu dòng thác có nước chảy. Điều quan trọng là phải sắp đặt sao cho vị trí của máng nước và vị trí của hòn đá thật hợp lý để dao động tiếp diễn liên tục. Mỗi ống nứa là một âm, cả dàn nhạc với nhiều cung bậc âm thanh thật phong phú.

Đến với “Làng nghề một thoáng Việt Nam” chúng tôi được tận mắt diện kiến cây đàn nước của người dân tộc Xêđăng, được nghe tiếng đàn nước du dương như bản hòa tấu âm thanh mê đắm của núi rừng để  không thể không thán phục và tự hào về sự sáng tạo tuyệt vời của đồng bào dân tộc sống trên dọc đường đất nước. 

Hồ Thị Thuận Bình
(Theo VN Trẻ số 43 - Xuân 2013)
Chia sẻ: Google Bookmarks Yahoo Bookmarks Đăng lên ZingMe Đăng lên Linkhay Đăng lên TagVn Bookmarks lêb baibu
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Thăm dò ý kiến

Đánh giá của bạn về phiên bản mới này?

Tuyệt vời

Tốt

Trung bình

Bình thường

Rất tệ

Bộ đếm

  • Đang truy cập: 397
  • Khách viếng thăm: 395
  • Máy chủ tìm kiếm: 2
  • Hôm nay: 11567
  • Tháng hiện tại: 1760467
  • Tổng lượt truy cập: 48134594