Về các tượng đài đã xây dựng tại các tỉnh, thành khu vực đồng bằng sông Cửu Long

Đăng lúc: Thứ hai - 26/11/2012 08:52
Điêu khắc Việt Nam có truyền thống từ lâu đời, các tác phẩm của các triều đại đã qua còn được lưu giữ trong các công trình kiến trúc như: đình, chùa, cung điện, lăng tẩm, điêu khắc dân gian và trong các di tích mà các Nhà khảo cổ học đã phát hiện với các chất liệu đồng, gỗ, đá, gốm ... của nhiều dân tộc trong đại gia đình các đân tộc Việt Nam. Các tác phẩm đó có tính thẩm mỹ cao và ngôn ngữ điêu khắc đặc sắc. Bốn tác phẩm điêu khắc Cổ đại đã được đưa vào cuốn sách các tác phẩm tiêu biểu của Thế giới trong đó có 2 tác phẩm thuộc văn hoá Đông Sơn (Trống đồng Ngọc Lũ và cây đèn đồng tìm được ở Lạch Trường, Thanh Hoá) và 2 tác phẩm thuộc nền Văn hoá Chăm hiện lưu giữ tại Bảo tàng Nghệ thuật Chăm ở Đà Nẵng (tượng nữ thần và phù điêu đá sa thạch).
Tượng đài Bác Hồ ở Cần Thơ
Điêu khắc hiện đại Việt Nam bắt đầu từ ngày có trường Mỹ thuật Đông Dương chủ yếu là các tượng tròn nhỏ. Trong thời kỳ Pháp thuộc, người Pháp đã xây dựng một số tượng đài ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh và do các nghệ sĩ Pháp sáng tác và thể hiện.

Điêu khắc ngoài trời Việt Nam được bắt đầu hình thành từ hai tác phẩm đầu tiên vào những năm 1960 ở miền Bắc đó là: tường đài dân quân Nam Ngạn của thầy và trò trường Mỹ thuật Việt Nam xây dựng ở Nam Ngạn, Hàm Rồng, Thanh Hoá, hoàn thành năm 1966 và tượng đài Chiến thắng của nhà ĐK Nguyễn Hải cùng với sinh viên trường Mỹ thuật Công nghiệp thể hiện và hoàn thành vào năm 1967 đặt tại thị trấn Kép - tỉnh Bắc Giang hiện nay.

Sau ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, với đội ngũ các nhà điêu khắc được đào taọ trong kháng chiến chống Mỹ và các nhà điêu khắc được đạo tạo sau ngày thống nhất đất nước đã hình thành một đội ngũ đông đảo các nhà điêu khắc hiện đại Việt Nam. Trong những năm qua gần 400 tượng đài đã được xây dựng tại khắp các tỉnh thành trong cả nước, thời kỳ đầu là các tượng đài Chiến thắng đặt ở các nghĩa trang liệt sĩ, các địa danh ghi dấu ấn chiến công của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, chủ yếu là chất liệu bê tông. Từ giữa những năm 80 bên cạnh các tượng đài chiến thắng, đã có nhiều tượng đài về Chủ tịch Hồ Chí Minh, các danh nhân của đất nước đã được xây dựng với các chất liệu bền vững như: đá, đồng.

Đồng bằng Sông Cửu Long cho đến ngày toàn thắng chỉ có lác đác một số tượng nhỏ bằng chất liệu bê tông. Từ sau năm 1975 trở lại đây, nhiều tượng đài đã được xây dựng tại các tỉnh, thành trong khu vực, ta có thể kể đến các tượng đài đã được xây dựng tại các tỉnh thành khu vực Đồng bằng sông Cửu Long từ năm 1975 đến năm 2005 theo tài liệu của Cục Mỹ thuật Nhiếp ảnh và Triển lãm thống kê khi tổ chức Hội thảo về tượng đài Việt Nam tại Hà Nội đã  in cuốn sách Tượng đài và tranh Hoành Tráng Việt Nam và tài liệu từ cuốn sách Điêu khắc hoành tráng Việt Nam thế kỷ XX  của Nhà điêu khắc Nguyễn Xuân Tiên.

Để thuận tiện cho việc tra cứu và bổ sung, các công trình tượng đài, biểu tượng, phù điêu được xây dựng ở các tỉnh thành Đồng bằng sông Cửu Long được xếp theo thứ tự A, B, C...

Tại tỉnh An Giang từ năm 1999 đến năm 2005 xây dựng được 13 tác phẩm, ta có thể kể tới các tác phẩm:

Phù điêu đất lành chim đậu chất liệu gò đồng cao 15m2 hoàn thành năm 1999, Chân dung Bác Tôn chất liệu đồng, cao 9m hoàn thành năm 2000 đặt tại thành phố Long Xuyên, Tượng đài nữ pháp Binh  chất liệu composit, cao 4m hoàn thành năm 2011 đặt tại Cù lao ông Hồ,  Tượng đài chiến thắng Tức Dục  chất liệu Composit, cao 4m hoàn thành năm 2011 đặt tại Núi Sam huyện Tịnh Biên, Tượng đài cá Ba Sa chất liệu inox, cao 9,5 m hoàn thành năm 2002 đặt tại thị xã Châu Đốc, Tượng đài Trần Văn Thành chất liệu Bê tông, cao 15 m hoàn thành năm 2003 đặt tại Huyện Châu Thành; Phù điêu tổ chức Đảng đầu tiên của An Giang chất liệu Composit, cao 6m hoàn thành năm 2003 đặt tại đồi Ma Thiên Lãnh huyện Tịnh Biên của Nhà điêu khắc Trần Thanh Phong;

Tượng đài Bác Tôn chất liệu bê tông, cao 7m2 hoàn thành năm 2000 đặt tại thành phố Long Xuyên của nhà điêu khắc Lâm Quang Nới;

Tượng đài chiến thắng dốc Bà chất liệu Composit, 100m2 hoàn thành năm 2004 đặt tại huyện Tịnh Biên; Tượng đài Bông lúa chất liệu đá Grannít, 7m hoàn thành năm 2004 đặt tại thành phố Long Xuyên; Phù điêu truyền thống đấu tranh của tỉnh an Giang  chất liệu đá - đồng - composit, 60m2 hoàn thành năm 2004; Tượng đài Biên giới  chất liệu đá grannit, cao 7m  hoàn thành năm 2005 đặt tại huyện Tịnh Biên; Thoại Ngọc Hầu  chất liệu đá trắng, cao 3,5m hoàn thành năm 2005 đặt tại huyện Châu Đốc của nhà điêu khắc Dương Đình Chiến  

 Tại thành phố Cần thơ cho đến năm 2000 đã xây dựng 6 tượng đài, ta có thể kể tới các tác phẩm:

Tượng đài Bác Hồ chất liệu bê tông cao 7m đặt tại bến Ninh Kiều, hoàn thành năm 1975, nay đã được thay bằng tượng đài Bác chất liệu đồng của công ty Mỹ thuật TW của nhà điêu khắc Song Văn (Hà Nội)

Tượng đài chiến thắng Quân khu 9 chất liệu bê tông cao 15 m hoàn thành năm 1993 đặt tại sân bay Cần Thơ của tác giả Nguyễn Phước Sanh và Hứa Văn Chiến;

Tượng đài Chiến thắng chất liệu bê tông cao 13m hoàn thành năm 1993 đặt tại thành phố Cần Thơ của tác giả Lê Minh Huy;

Tượng đài Nghĩa trang liệt sĩ Cần Thơ chất liệu Bê tông cao 22m hoàn thành năm 1993 đặt tại nghĩa trang Cần Thơ của nhà điêu khắc Quốc Thắng;

Tượng đài nhạc sĩ Lưu Hữu Phước chất liệu gốm cao 3,5m hoàn thành năm 1997 đặt tại quận Ô môn - Cần Thơ của tác giả Nguyễn Thế Ninh;

Tượng đài Nhà Cách mạng Châu Văn Liêm chất liệu bê tông cao 4,5m hoàn thành năm 2000 đặt tại quận Ô môn của tác giả Trương Công Thành .

Tại tỉnh Cà Mau từ năm 1991 đến năm 2007 đã xây dựng 9 tượng đài, ta có thể kể tới các tác phẩm:

Tượng đài khởi nghĩa Hòn Khoai chất liệu Bê tông cao 35 m hoàn thành năm 1991 đặt tại Huyện Năm Căn của Nhà điêu khắc Nguyễn Phước Sanh ;

Phù điêu kỷ niệm 10 chiến sĩ Hòn Khoai chất liệu bê tông cao 80m2 hoàn thành năm 1992 đặt tại Thành phố Cà Mau; Tượng đài Trần Văn Thời  chất liệu đá trắng cao 4,5 m hoàn thành năm 1995 đặt tại công viên văn hoá Hùng Vương thành phố Cà Mau; Tượng đài chiến thắng CM12  chất liệu Bê tông cao 10 m hoàn thành năm 2000 đặt tại Huyện Trần Văn Thời; Tượng đài Căm thù tội ác Mỹ Nguỵ ở đặc khu Hải Yến chất liệu Bê tông cao 20 m hoàn thành năm 2000 đặt tại Huyện Phú Tân thành phố Cà Mau của Nhà điêu khắc Lê Công Uẩn ;

Biểu tượng tỉnh Cà Mau  chất liệu bê tông ốp đá cao 27 m hoàn thành năm 1996 đặt tại thành phố Cà Mau của Nhà điêu khắc Lâm Quang Nới ;

Phù điêu mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam  chất liệu Bê tông cao 60m2 hoàn thành năm 2001 đặt tại huyện Cái Nước của Nhà điêu khắc Lý Cao Tấn;

Tượng đài Quân - Dân - Chính - Đảng chất liệu Bê tông cao 4m hoàn thành năm 2007 đặt tại huyện Cái Nước của Nhà Nguyễn Thế Ninh ;

Tượng đài tưởng niệm 74 liệt sĩ hy sinh tết Mậu Thân năm 1968  chất liệu đá Granít cao 7m hoàn thành năm 2007 đặt tại thành phố Cà Mau của Nhà điêu khắc Trần Thanh Phong;

Tượng đài Công An Nhân Dân  chất liệu đá Granít cao 15 m hoàn thành năm 2011 đặt tại Mũi Cà Mau của Nhà điêu khắc Đoàn Đức Tâm ;

Tỉnh Bến Tre cho đến năm 2000 đã xây dựng 8 tượng đài, ta có thể kể tới các tác phẩm:

 Tượng đài huyện Ba Tri chất liệu Bê tông cao 7m hoàn thành năm 1984; Tượng đại Thạnh Phú  chất liệu Bê tông cao 7m hoàn thành năm 1985 đặt tại Huyện Thạnh Phú của tác giả Lê Dân;

Tượng đài Đồng khởi chất liệu Bê tông cao 18 m hoàn thành năm 1995 đặt tại thành phố Bến Tre của nhúm tác giả Trần Thị Chúc, Lê Dân, Trần Lương ;

Tượng đài nghĩa trang liệt sĩ huyện Mỏ Cầy chất liệu Bê tông cao 10m đặt tại huyện Mỏ Cày;  Tượng đài nghĩa trang liệt sĩ huyện Chợ Lách chất liệu Bê tông cao 10m hoàn thành năm 2003 đặt tại huyện Chợ Lách của Nhà điêu khắc Trần Thị Chúc ;

Tượng đài Trần Văn Ơn chất liệu đồng, đá cao 5m hoàn thành năm 2004 đặt tại thị xã Bến Tre; Tượng đài Chiến sĩ đặc công Hàm Luông  chất liệu đá cao 6m hoàn thành năm 2005 đặt tại thành phố Bến Tre của nhà điêu khắc Trần Thị Chúc và Võ Công Chiến;

Tượng đài Nguyễn Thị Định  do Bộ quốc phòng xây dựng chất liệu Đồng cao 5m hoàn thành năm 2007 đặt tại huyện Rồng Trôm.

Tại Tỉnh Đồng Tháp cho tới năm 1967 đã có 24 tượng đài và biểu tượng đã được xây dựng, ta có thể kể tới các tác phẩm:

Tượng đài Thống Lĩnh Binh Nguyễn Văn Linh chất liệu bê tông 6,5m hoàn thành năm 1967 đặt tại phường 2 thành phố Cao Lãnh,

Tượng đài Chiến Nghĩa trang liệt sĩ tỉnh Đồng Tháp   chất liệu bê tông cao 10m hoàn thành năm 1984 đặt tại Phường Phú Mỹ thành phố Cao Lãnh của Nhà điêu khắc Mai Lân;

Tượng đài Nghĩa trang Liệt sĩ huyện Lai Vung  chất liệu Bê tông cao 7m hoàn thành năm 1987 đặt tại xã Long Hậu huyện Lai Vung của Nhà điêu khắc Nguyễn Văn Mười

Tượng đài Nghĩa trang liệt sĩ huyện Thanh Bình  chất Bê tông cao 7m hoàn thành năm 1987 đặt tại thị trấn Thanh Bình của Nhà điêu khắc Nguyễn Văn Mười

Tượng đài Thiên Hộ Dương đốc binh Kiều  chất Bê tông cao 5,5m hoàn thành năm 1995 đặt tại Huyện Tháp Mười của Nhà điêu khắc Nguyễn Oanh

Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh  chất bê tông cao 12 m hoàn thành năm 1995 đặt tại thị xã Sa Đéc của Nhà điêu khắc Nguyễn Phước Sanh ;

Tượng đài Chiến thắng Dồng Thị Đam gò Quảng Cung chất bê tông, cao 35 m hoàn thành năm 2000 đặt tại huyện Tân Hồng của Nhà điêu khắc Nguyễn Văn Mười và Nguyễn Xuân Tiến;

Tượng đài Giao Bưu - Thông tin - Vô tuyến điện của chất liệu bê tông cao 25 m hoàn thành năm 2004 đặt tại huyện Tam Nông, Tượng đài vụ thảm sát ở Long Hưng B  chất Bê tông cao 15m hoàn thành năm 2004 đặt tại Huyện Lấp Vò; Bia, phù điêu chi đội Trần Phú  chất liệu bê tông cao 20m hoàn thành năm 2005 đặt tại thị xã Sa Đéc; Tượng đài Phan Văn út chất liệu Đồng cao 4 m hoàn thành năm 2005 đặt tại thị xã Sa Đéc; Tượng đài Bác Tôn  chất đồng cao 3,5 m hoàn thành năm 2006 huyện Lấp Vò của nhà điêu khắc Nguyễn Xuân Tiên ;

Tượng đài Mẹ tổ quốc  chất đá granit  cao 13m hoàn thành năm 2003 đặt tại nghĩa trang liệt sĩ huyện Cao Lãnh của Nhà điêu khắc Phan Gia Hương

Tượng đài Nghĩa trang liệt sĩ biên giới Tây Nam  chất liệu Bê tông 25 m hoàn thành năm 2006 của Nhà điêu khắc Nguyễn Xuân Tiên và Hoàng Vũ Hoài

Nhóm Tượng đài chiến đâu - sản xuất chất liệu Bê tông cao 6 m hoàn thành năm 2006 Huyện Tam Nông của  Nhà điêu khắc Nguyễn Lâm ;

Tượng đài nghĩa trang liệt sĩ huyện Tháp Mười của Nhà điêu khắc Nguyễn Thành Thi chất liệu bê tông cao 17,5 m hoàn thành năm 2007;

Tượng Chi bộ Đảng đầu tiên của Tháp Mười của Nhà điêu khắc Nguyễn Xuân Tiên chất liệu bê tông cao 14,5 m hoàn thành năm 2008 đặt tại huyện Lai Vung;

Tượng đài nghĩa trang liệt sĩ huyện Tháp Mười của Nhà điêu khắc Nguyễn Thành Thi chất liệu bê tông cao 17,5 m hoàn thành năm 2007;

Tại tỉnh Hậu Giang từ năm 1990 đến năm 2008 đã xây được 1 tượng đài, ta có thể kể tới các tác phẩm:

 Tượng đài Chiến thắng Tầm Vu  chất liệu Bê tông cao 8 m hoàn thành năm 1990 đặt tại huyện Châu Thành A của nhà điêu khắc Nguyễn Phước Sanh.

Tại tỉnh Kiên Giang từ năm 1990 đến năm 2008 đã xây được 5 tượng đài, ta có thể kể tới các tác phẩm:

Tượng đài nghĩa trang liệt sĩ tỉnh Kiên Giang chất liệu bê tông cao 18 m hoàn thành năm 1990 đặt tại thành phố;  Tượng đài nghĩa trang liệt sĩ Gò Quao chất liệu bê tông cao 21,5 m hoàn thành năm 2007 của nhà điêu khắc Phạm Mười

Tượng đài nghĩa trang liệt sĩ Phú Quốc chất liệu bê tông cao 13m hoàn thành năm 2000 đặt tại đảo Phú Quốc của nhà điêu khắc Nguyễn Phú Cường;

Tượng đài Nguyễn Trung Trực chất liệu đồng - bê tông cao 7m hoàn thành năm 2005 đặt tại thành phố Rạch Giá; Tượng đài Mạc Cửu chất liệu đá granit cao 10 m hoàn thành năm 2008 đặt tại thị xã Hà Tiên của tập thể tác giả Công ty Mỹ thuật TW.

Tại Tỉnh Long An từ năm 1986 đến năm 2008 đã xây dựng được 6 tượng đài, ta có thể kể tới các tác phẩm:

Tượng đài người mẹ cầm cờ chất liệu bê tông cao 7,5 m hoàn thành năm 1986 đặt tại thị trấn Bến Lức của nhà điêu khắc Võ Văn Tấn;

Phù điêu hoành tráng ba thời kỳ chất liệu bê tông cao 25 m2 hoàn thành năm 1990 đặt tại nghĩa trang liệt sĩ huyện Bến Lức của nhà điêu khắc Nguyễn Xuân Tiên ;

Tượng đài Võ Văn Tần chất liệu Đá cao 12 m hoàn thành năm 1994 đặt tại huyện Đức Hoà; Phù điêu Nhà Cách mạng Châu Văn Liêm chất liệu bê tông cao 140m2 hoàn thành năm 1997 đặt tại huyện Đức Hoà của nhà điêu khắc Phạm Mười;

Tượng đài nghĩa trang liệt sĩ  chất liệu đá cao 12 m hoàn thành năm 1998 đặt tại huyện Bến Lức của nhà điêu khắc Nguyễn Hải;

Tượng đài Long An Trung Dũng Kiên Cường  chất liệu đá granit cao 18 m hoàn thành năm 2008 đặt tại thị xã Tân An của nhà điêu khắc Phan Gia Hương;

Tại Tỉnh Sóc Trăng từ năm 1983 đến năm 2006 xây dựng được 6 tượng đài, ta có thể kể tới các tác phẩm:

Tượng đài Phú Lợi I  chất liệu Bê tông cao 5,5 m hoàn thành năm 1983 đặt tại đường Phú Lợi thành phố Sóc Trăng, Tượng đài Phú Lợi II chất liệu Bê tông cao 4,5 m hoàn thành năm 1984 đặt tại huyện Mỹ Xuyêncủa nhà điêu khắc Đỗ Như Cẩn ;

Tượng đài Anh hùng lực lượng vũ trang Thiều Văn Trôi  chất liệu Bê tông cao 4 m hoàn thành năm 2002 đặt tại Huyện Kế Sách của Nhà điêu khắc Trương Công Thành

Tượng đài Công - Nông - Binh chất liệu bê tông cao 4,5 m hoàn thành năm 2003 đặt tại huyện Mỹ Tú của nhà điêu khắc Nguyễn Thế Ninh và Nguyễn Đoàn Tựu.

Tượng đài Mai Thanh Thế chất liệu bê tông cao 4 m hoàn thành năm 2003 đặt tại Huyện Thạnh Trị của Nhà điêu khắc Nguyễn Thế Ninh và Nguyễn Đoàn Tựu.

Biểu tượng đoàn kết 3 dân tộc tỉnh Sóc Trăng chất liệu đá granit cao 28,5m hoàn thành năm 2006 của Nhà điêu khắc Hà Trí Dũng

Tượng đài Thủ Khoa Huân ở trung tâm Thành phố Mỹ Tho
Tại Tỉnh Tiền Giang từ năm 1985 đến năm 2007 đã xây dựng 16 tượng đài và phù điêu hoành tráng, ta có thể kể tới các tác phẩm:

Tượng đài Trương Định  chất liệu đá -  đồng hoàn thành năm 2004 cao 10 m đặt tại thị xã Gò Công của Nhà điêu khắc Diệp Minh Châu.

Tượng đài Thủ Khoa Huân  chất liệu đá granit 10 m hoàn thành năm 1985 đặt tại thành phố Mỹ Tho, Tượng đài chiến thắng ấp Bắc chất liệu  đồng đá cao 11 m hoàn thành năm 1998 đặt tại huyện Cai Lậy; Tượng đài chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút chất liệu đồng - đá cao 15 m hoàn thành năm 2005 đặt tại huyện Châu Thành của nhà điêu khắc Nguyễn Hải;

Tượng đài chiến thắng Giồng Dứa- chất liệu bê tông cao 8 m hoàn thành năm 1987 đặt tại huyện Châu Thành của nhà điêu khắc Đỗ Như Cẩn và Phạm Mười;

Phù điêu bia căm thù ở bến đò Phú Mỹ  chất liệu bê tông cao 8 m hoàn thành năm 1992 đặt tại huyện Tân Phước; Phù điêu bia căn cứ tỉnh đội kháng chiến chất liệu bêtông, cao 7,5m hoàn thành năm 1995 đặt tại huyện Gò Công Tây, Phù điêu bia Căm thù  chất liệu Bêtông, cao 11m hoàn thành năm 1995 đặt tại huyện Cái Bè của nhà điêu khắc Trần Văn Trầm ;

Đài tưởng niệm các chiến sĩ Mậu Thân  chất liệu bêtông, cao 12,7 m hoàn thành năm 1997 đặt tại thành phố Mỹ Tho; Đài kỷ niệm Nam kỳ khởi nghĩa chất liệu đá granít cao 10m hoàn thành năm 2000 đặt tại huyện Cai Lậy; Tượng đài Phá khám lớn Gò Công chất liệu đá granít cao 10m hoàn thành năm 2000 đặt tại huyện Gò Công; Phù điêu bia Căm thù giặc Pháp của nghĩa chất liệu đá granít cao 8 m hoàn thành năm 2001 đặt tại huyện Gò Công Tây; Tượng đài căm thù giặc Pháp  chất liệu đồng cao 8 m hoàn thành năm 2005 đặt tại huyện Châu Thành; Tượng đài chiến thắng Bà Rày  chất liệu bê tông cao 15 m hoàn thành năm 2007 đặt tại huyện Cai Lậy của Lương Văn Thạnh .

Tại Tỉnh Trà Vinh từ năm 1994 đến năm 2000 xây dựng được 4 tượng đài, ta có thể kể tới các tác phẩm:

Tượng đài nghĩa trang liệt sĩ tỉnh Trà Vinh chất liệu Bê tông, cao 18 m hoàn thành năm 1994 đặt tại thị xã Trà Vinh và Tượng đài nghĩa trang liệt sĩ huyện Duyên Hải  chất liệu bê tông, cao 20m hoàn thành năm 1995 của nhà điêu khắc Nguyễn Quốc Thắng - giảng viên Mỹ thuật Tp. HCM.

Bia chiến thắng sân bay Trà Vinh  chất liệu bê tông - đá cao 7,5 m hoàn thành năm 1994 của Hứa Văn Chiến .

Tượng đài toàn dân đoàn kết nổi dậy lập công chất liệu bê tông - đồng - đá, cao 25 m hoàn thành năm 2000 đặt tại phường 8 thị xã Trà Vinh  của nhà điêu khắc Nguyễn Quốc Thắng (Bảo tàng Mỹ thuật Tp.HCM).

Tại Tỉnh Vĩnh Long từ năm 1987 đến năm 2004 xây dựng được 6 tượng đài, ta có thể kể đến các tác phẩm:

Tượng đài mẹ chiến sĩ  chất liệu bê tông, cao 32 m hoàn thành năm 1987 đặt tại nghĩa trang liệt sĩ tỉnh Vĩnh Long của Lê Phúc .

Tượng đài Chiến thắng sân bay Vĩnh Long  chất liệu bê tông, cao 10 m hoàn thành năm 1988 đặt tại công viên sân bay Vĩnh Long; Tượng đài nghĩa trang liệt sĩ huyện Long Hồ chất liệu Bê tông, cao 23,5 m hoàn thành năm 1995; Chiến thắng Giông Thanh Bạch chất liệu bê tông, cao 7m hoàn thành năm 2001 đặt tại huyện Trà Ôn của nhà điêu khắc Hứa Văn Chiến.

Phù điêu lịch sử đấu tranh tỉnh Vĩnh Long  chất liệu bê tông, cao 100m2 hoàn thành năm 1995 đặt tại nghĩa trang liệt sĩ tỉnh Vĩnh Long của Tạ Thị ánh Hồng .

Tượng đài Đốc binh Lê Cẩn - Nguyễn Giao chất liệu đồng  đá, cao 10m  hoàn thành năm 2004 huyện Vũ Liêm của Trần Văn Trầm .

Qua các tác phẩm nói trên, ta thấy các tác giả là nhà điêu khắc, hoạ sĩ Khu vực Đồng Bằng sông Cửu Long đã có nhiều công trình được xây dựng. Ta có thể kể tới các nhà điêu khắc Nguyễn Hải, Nguyễn Phước Sanh, Phạm Mười, Trần Thanh Phong, Dương Đình Chiến, Hứa Văn Chiến, Trần Thị Chúc... các hoạ sĩ Lê Công Uẩn, Tạ Thị ánh Hồng, Lê Dân... đội ngũ đã hình thành ngày càng đông đảo, có khả năng sáng tác và xây dựng các công trình Điêu khắc có kích thước lớn, hoành tráng.

Trên đây là một số tượng đài, biểu tượng, phù điêu hoành tráng đã được xây dựng tại các tỉnh thuộc Đồng Bằng sông Cửu Long. Có thể tài liệu này chưa cập nhật hết các công trình Điêu khắc ngoài trời đã được xây dựng cho đến nay, hy vọng sẽ được bổ xung đầy đủ hơn trong thời gian tới./.
Nhà PBMT Trần Vân
Chia sẻ: Google Bookmarks Yahoo Bookmarks Đăng lên ZingMe Đăng lên Linkhay Đăng lên TagVn Bookmarks lêb baibu
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Thăm dò ý kiến

Đánh giá của bạn về phiên bản mới này?

Tuyệt vời

Tốt

Trung bình

Bình thường

Rất tệ

Bộ đếm

  • Đang truy cập: 220
  • Khách viếng thăm: 180
  • Máy chủ tìm kiếm: 40
  • Hôm nay: 3354
  • Tháng hiện tại: 2235904
  • Tổng lượt truy cập: 46203137