Hầu đồng được tư liệu hóa và tôn vinh

Đăng lúc: Thứ ba - 01/10/2013 12:44
Liên hoan Nghi lễ Chầu văn Hà Nội lần thứ nhất sẽ diễn ra từ ngày 25/9 đến 5/10.

Liên hoan Nghi lễ Chầu văn Hà Nội lần thứ nhất sẽ diễn ra từ ngày 25/9 đến 5/10.

Đó là thông tin mà Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch đưa ra chiều 23/9. Liên hoan tổ chức theo hình thức kêu gọi các nghệ nhân, các nhóm Chầu văn đang hoạt động tại 29 quận huyện thuộc địa phận Hà Nội tự đăng ký tham gia. Đến nay, đã có trên 80 tiết mục dự Liên hoan.

Liên hoan Nghi lễ Chầu văn Hà Nội lần thứ nhất chia làm hai đợt. Đợt một từ ngày 25/9 tới 30/9, trong đó các đội sẽ chia thành bốn cụm theo địa bàn hoạt động để biểu diễn tại các đền như Đền Lâm Du (Bồ Đề, Long Biên), đền Kim Giang (phường Kim Giang, Thanh Xuân), đền Yên Phú (xã Liên Ninh, Thanh Trì), đền Cây Quế (139 Nguyễn Ngọc Vũ, Trung Hòa).

Trong đợt hai của Liên hoan, 10 nhóm chầu văn tiêu biểu chọn ra từ đợt một sẽ tham gia trình diễn tại rạp Công Nhân vào ngày 4 và 5/10. Liên hoan không chấm giải mà chỉ chứng nhận, tôn vinh và trao kỷ niệm chương cho những nghệ nhân xuất sắc tham gia biểu diễn. Trong khuôn khổ Liên hoan, ban tổ chức cũng thực hiện một cuộc tọa đàm giữa các nhà khoa học, quản lý văn hóa, các đội chầu văn, thanh đồng hoặc cung văn.

Bo-dy-hau-dong-1853-1380008282.jpg
Một nghi lễ Chầu văn. Ảnh: cinet.

Ông Nguyễn Khắc Lợi, Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội cho biết, sở dĩ Hà Nội tổ chức liên hoan nghi lễ chầu văn bởi Sở muốn kiểm kê và bước đầu tư liệu hóa di sản văn hóa phi vật thể chầu văn trên địa bàn Hà Nội. Những tư liệu và Liên hoan lần này là một hoạt động nhằm góp phần xây dựng hồ sơ Nghi lễ Chầu văn để trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chứng nhận và đưa vào Danh mục di sản Văn hóa Phi vật thể quốc gia.

Theo Giáo sư Ngô Thịnh, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn văn hoá tín ngưỡng Việt Nam, thì nghi lễ chầu văn vốn có xuất xứ từ các tỉnh phía nam của đồng bằng bắc bộ như Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, nhưng ngày nay đã lan rộng ra các địa phương trên cả nước. Và dù đã lan rộng, thì các nghi lễ, quy cách của chầu văn hiện tại đều mang dáng dấp của nghi lễ ở Hà Nội.

Giáo sư Ngô Thịnh cũng cho biết, hiện hoạt động nghi lễ chầu văn còn nhiều lộn xộn, vì thế mà mất đi tính lành mạnh và nghệ thuật của hoạt động này. Do đó, ban tổ chức dù kêu gọi các nhóm, các thanh đồng tự tham gia, nhưng cũng đưa ra một số quy định nhất định, ví dụ như khống chế về thời gian, quy định hạn chế phát lộc bằng tiền thật, hạn chế đốt vàng mã trong mỗi giá chầu.

Còn nghệ sĩ Quốc Chiêm, thành viên ban tổ chức cho biết vì là một hoạt động dân gian chứ không phải là hoạt động chuyên nghiệp nên Liên hoan không can thiệp sâu vào nội dung, nghệ thuật hay tín ngưỡng của các tiết mục trình diễn. Ban tổ chức sẽ lựa chọn các tiết mục vào vòng trong theo các tiêu chí hài hòa về nghi lễ và nghệ thuật, có ưu tiên cho sự đa dạng của mỗi vùng miền,

Liên hoan được đánh giá như một hoạt động tích cực giúp người dân và ngay bản thân các nhóm chầu văn có cái nhìn nhận đúng, lành mạnh về nghi lễ nhiều tính nghệ thuật và tâm linh này.

Hiền Đỗ
(Theo VnExpress)
Chia sẻ: Google Bookmarks Yahoo Bookmarks Đăng lên ZingMe Đăng lên Linkhay Đăng lên TagVn Bookmarks lêb baibu
Từ khóa:

hầu đồng

Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

 

Thăm dò ý kiến

Đánh giá của bạn về phiên bản mới này?

Tuyệt vời

Tốt

Trung bình

Bình thường

Rất tệ

Bộ đếm

  • Đang truy cập: 411
  • Khách viếng thăm: 409
  • Máy chủ tìm kiếm: 2
  • Hôm nay: 1754
  • Tháng hiện tại: 1867533
  • Tổng lượt truy cập: 48241660