Con cò - một biểu tượng về thân phận Việt

Con cò - một biểu tượng về thân phận Việt

Giáo sư Phan Ngọc cho rằng văn hoá Việt Nam được đặc trưng bởi bốn thành tố: Tổ quốc, gia đình, thân phận và diện mạo. Đây là một nhận định chính xác và sâu sắc. Bốn thành tố trên có liên quan với nhau, là điều kiện cho nhau và trong một chừng mực nào đó là bổ sung và đối trọng của nhau. Mặc cảm thân phận có thể coi là một mẫu số chung nhạy cảm. Người Việt không chỉ bị ám ảnh và suy tưởng về thân phận cá nhân liên quan đến diện mạo trong cộng đồng, mà còn xót xa với thân phận gia đình và Tổ quốc trong những diễn biến trầm luân của nó. Khảo sát văn hoá Việt Nam mà không quan tâm đúng mức đến mặc cảm thân phận thì sẽ khó giải mã được những biểu hiện tinh tế, phức tạp của tâm thức văn hoá Việt.

Đăng lúc: 14-11-2012 09:57:07 AM | Đã xem: 14084 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Nghiên cứu - Lý luận Phê bình
Cây đa - biểu tượng truyền thống của làng quê Việt Nam

Cây đa - biểu tượng truyền thống của làng quê Việt Nam

Từ bao đời nay, mỗi người Việt đều coi mái đình, cây đa như một biểu tượng của làng quê truyền thống. Ý nghĩa biểu tượng đầu tiên của cây đa là sự trường tồn, sức sống dẻo dai. Không phải ngẫu nhiên mà những bậc cao niên, những người đã có nhiều thành tựu ở một lĩnh vực nào đó thường được đồng nghiệp và xã hội coi là "cây đa, cây đề", biểu tượng cho sức làm việc quên mình, dẻo dai, cho sự tích lũy kiến thức phong phú.

Đăng lúc: 10-11-2012 11:57:35 AM | Đã xem: 11497 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Nghiên cứu - Lý luận Phê bình
Đôi guốc dân gian

Đôi guốc dân gian

Song song hai chiếc thuyền tình
Đầu rồng đuôi phượng đóng đinh hai hàng
Một chiếc em chở năm chàng
Hai chiếc em chở mười chàng ra đi
Trách người quân tử lỗi nghì
Ăn trên ngồi trốc chẳng nghĩ gì đến em!
(Đố là cái gì?) (Lỗi nghì tức là quên điều nghĩa)

Đăng lúc: 06-11-2012 09:54:52 AM | Đã xem: 4685 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Nghiên cứu - Lý luận Phê bình
Vũ Trọng Phụng- người không hề xưa cũ!

Vũ Trọng Phụng- người không hề xưa cũ!

Đọc lại những "Giông tố", "Vỡ đê", "Số đỏ", "Làm đĩ" và những truyện ngắn khác của ông, ngẫm thấy người xưa vẫn không hề xưa cũ. Tư duy của ông vẫn rất mới, đáng để cho các nhà văn Việt Nam thời nay soi vào, và ngẫm lại mình chút ít nào chăng?

Đăng lúc: 03-11-2012 10:18:51 AM | Đã xem: 1924 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Nghiên cứu - Lý luận Phê bình
Từ nỗi ám ảnh trẻ – già trên văn đàn

Từ nỗi ám ảnh trẻ – già trên văn đàn

Trẻ – già là một thứ ám ảnh dai dẳng đeo bám đời sống văn học. Những người mang nỗi ám ảnh này thường khó tránh khỏi việc lấy thành kiến nhân thân của nhà văn (căn cứ tuổi nghề, sau đó là tính cách) áp đặt vào cách nhìn nhận giá trị tác phẩm.

Đăng lúc: 01-11-2012 09:32:05 AM | Đã xem: 1321 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Nghiên cứu - Lý luận Phê bình
Thơ đương đại đang khủng hoảng?

Thơ đương đại đang khủng hoảng?

Làm thơ là sáng tạo, là đam mê, có khi say nhiều hơn tỉnh. Người cổ đại gọi nhà thơ là "nhà tiên tri". Các nhà thơ lớn thường nhận mình là "nhà thơ - công dân", là "tiếng dội" của cuộc sống, là hơi thở của thời đại. Muốn xứng đáng với danh hiệu đó, nhà thơ phải có tài đã đành, nhưng trước hết phải có lý tưởng xã hội, phải dồn tích năng lượng, nhiệt huyết của mình để ngọn lửa cảm hứng sáng tạo luôn cháy sáng...

Đăng lúc: 30-10-2012 08:45:36 AM | Đã xem: 1606 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Nghiên cứu - Lý luận Phê bình
Tác phẩm sống như anh ra đời như thế nào?

Tác phẩm sống như anh ra đời như thế nào?

Nhân kỷ niệm 48 năm ngày anh Trỗi hy sinh (15 tháng 10 năm 1964), chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với nhà văn, nhà báo Thái Duy, người đã viết nên tác phẩm "Sống như Anh" - một trong số ba cuốn sách được bạn đọc bình chọn có nội dung hay nhất trong năm 2002...

Đăng lúc: 30-10-2012 08:32:58 AM | Đã xem: 1729 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Nghiên cứu - Lý luận Phê bình
Nhà thơ Phạm Tiến Duật: Áo của hôm nào, người của hôm nay

Nhà thơ Phạm Tiến Duật: Áo của hôm nào, người của hôm nay

Là người mở ra cả một khuynh hướng mới trong thi ca, buộc cái dòng chảy đã đi vào ổn định tự nghìn năm phải cồn lên, loang ra, lập nên một nhánh mới, Phạm Tiến Duật là một tiếng thơ độc đáo. Anh có cách làm thơ chẳng giống ai. Anh không dựng cho mình một “chuẩn” thơ. Anh lấy cuộc sống, lấy sự yêu thích của đối tượng phản ánh làm thước đo. Anh bỏ rơi, hoặc không chút đoái hoài tới những định nghĩa thế nào là thơ hay của các nhà lý luận văn học kinh điển...

Đăng lúc: 28-10-2012 10:08:08 PM | Đã xem: 2816 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Nghiên cứu - Lý luận Phê bình
Nhà thơ Xuân Quỳnh (1942-1988).

Nhà thơ Xuân Quỳnh: Cả trong mơ còn thức...

Trước Cách mạng Tháng Tám, nhắc tới những đại diện tiêu biểu ở mảng thơ tình, thường người ta vẫn kể tên hai thi nhân Xuân Diệu và Nguyễn Bính. Sau này, bên cạnh tên tuổi Xuân Diệu, người ta nhắc tới Xuân Quỳnh. Vẫn biết, ngoài hai tác giả nói trên, ở ta còn không ít người làm thơ tình hay, song về cơ bản, ai nấy đều thừa nhận Xuân Diệu và Xuân Quỳnh là hai tiếng thơ có sức chinh phục đông đảo bạn đọc. Cả Xuân Diệu, Xuân Quỳnh đều giống nhau ở giọng thơ nồng nàn, da diết và đều có chung tâm trạng lo lắng, cuống quít như thể tình yêu chỉ là một thứ bong bóng mong manh dễ vỡ.

Đăng lúc: 26-10-2012 11:12:56 AM | Đã xem: 4133 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Nghiên cứu - Lý luận Phê bình
Khả năng tiếp nhận văn học đang suy yếu?

Khả năng tiếp nhận văn học đang suy yếu?

VNTG- Đời sống văn học được tạo nên bởi sự tổng hòa giữa quá trình sáng tạo và tiếp nhận. Hai quá trình này gắn kết, tương tác và có vai trò như hai mặt của một tờ giấy. Nếu thiếu một trong hai thì không có đời sống văn học, hoặc đời sống văn học sẽ bị triệt tiêu. Mukarovki khẳng định “Tác phẩm văn học chỉ có thể tồn tại trong sự tác động tương hỗ luôn thay đổi giữa tác phẩm và người tiếp nhận”.

Đăng lúc: 25-10-2012 03:19:33 PM | Đã xem: 2806 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Nghiên cứu - Lý luận Phê bình
Đọc lại bản dịch nổi tiếng "Chinh Phụ Ngâm"

Đọc lại bản dịch nổi tiếng "Chinh Phụ Ngâm"

Chinh phụ ngâm khúc của Đặng Trần Côn xuất hiện vào nửa đầu thế kỷ 18, là tác phẩm thơ chữ Hán xuất sắc trong kho tàng văn học cổ điển nước ta. Từ xưa đến nay đã có nhiều người dịch ra quốc âm, trong đó có bản dịch của Đoàn Thị Điểm (hay của Phan Huy Ích như luận chứng của giáo sư Hoàng Xuân Hãn và một số nhà nghiên cứu khác) là bản dịch thông dụng nhất (BDTDN), xuất sắc nhất

Đăng lúc: 23-10-2012 10:18:29 PM | Đã xem: 3369 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Nghiên cứu - Lý luận Phê bình
Cây bần trong văn hoá dân gian Tây Nam bộ

Cây bần trong văn hoá dân gian Tây Nam bộ

1. Hình dáng cây bần và giai thoại, cổ tích, ngụ ngôn, ca dao, liên quan đến cây thuỷ liễu Theo Cơ sở văn hoá Việt Nam của Trần Quốc Vượng (chủ biên), phần được coi là Tây Nam Bộ có diện tích khoảng 4000 km2, chủ yếu là vùng đồng bằng sông Cửu Long, một số đảo (lớn nhất là đảo Phú Quốc) cùng một vài dãy núi thấp ở phía Tây An Giang, Kiên Giang.

Đăng lúc: 22-10-2012 08:38:07 PM | Đã xem: 16573 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Nghiên cứu - Lý luận Phê bình
Tục cưới độc đáo của các dân tộc Nam Bộ

Tục cưới độc đáo của các dân tộc Nam Bộ

Nam Bộ là một vùng văn hóa rộng lớn với nhiều phong tục, nếp sống độc đáo. Với đặc điểm khí hậu và mạng lưới sông ngòi chằng chịt, cuộc sống của người Nam Bộ gắn liền với sông nước ruộng vườn. Bên cạnh người Kinh, miền đất trù phú này còn là nơi sinh sống của nhiều nhóm dân tộc khác: người Khmer, người Hoa, người Chăm. Hẳn nhiên, mỗi dân tộc có nhiều phong tục cưới hỏi khác nhau, làm nên tính đa dạng, đặc sắc cùa văn hóa vùng này.

Đăng lúc: 21-10-2012 03:20:39 PM | Đã xem: 3945 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Nghiên cứu - Lý luận Phê bình
Đinh Thị Thu Vân- "Người dấu lửa trong thơ"...

Đinh Thị Thu Vân- "Người dấu lửa trong thơ"...

Đinh Thị Thu Vân là một trong những nhà thơ nữ của ĐBSCL. Sinh ra và lớn lên ở vùng đất Long An, tốt nghiệp Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh năm 1977 nhưng không theo nghề dạy học, Đinh Thị Thu Vân trở về phục vụ cho quê hương bên ngành thư viện. Thời gian đầu cô làm Biên tập viên, sau trở thành Tổng Biên tập cho Tạp chí Văn Nghệ Long An.

Đăng lúc: 19-10-2012 09:55:45 AM | Đã xem: 3544 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Nghiên cứu - Lý luận Phê bình
Hé lộ tác giả bài thơ “Không đi không biết Đồ Sơn…”

Hé lộ tác giả bài thơ “Không đi không biết Đồ Sơn…”

Nhiều người tưởng bài thơ trên là thơ… dân gian, khuyết danh. Kỳ thực, tác giả của bài thơ nổi tiếng này là nhạc sĩ, nhà giáo Hà Giang.

Đăng lúc: 18-10-2012 03:03:21 PM | Đã xem: 1633 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Nghiên cứu - Lý luận Phê bình
Nobel 2012: Nhìn lại và suy ngẫm

Nobel 2012: Nhìn lại và suy ngẫm

Mùa Nobel năm nay, cũng như nhiều năm trước, vẫn được xem là mùa vui, là dịp vinh danh xứng đáng nhất những thành tựu khoa học, thành quả sáng tạo và cống hiến đỉnh cao.
 

Đăng lúc: 17-10-2012 03:14:52 PM | Đã xem: 1306 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Nghiên cứu - Lý luận Phê bình
Đặc trưng cơ bản trong văn hóa giao tiếp của người Việt

Đặc trưng cơ bản trong văn hóa giao tiếp của người Việt

1. Xét về thái độ đối với việc giao tiếp, có thể thấy đặc điểm của người Việt Nam là vừa thích giao tiếp, lại vừa rất rụt rè.
Như đã nói, người Việt Nam nông nghiệp sống phụ thuộc lẫn nhau và rất coi trọng việc giữ gìn các mối quan hệ tốt với mọi thành viên trong cộng đồng, chính tính cộng đồng này là nguyên nhân khiến người Việt Nam đặc biệt coi trọng việc giao tiếp, và do vậy rất thích giao tiếp.

Đăng lúc: 16-10-2012 10:25:31 AM | Đã xem: 15334 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Nghiên cứu - Lý luận Phê bình
Về cách phát âm đại từ chỉ người và chỉ chỗ trong tiếng Saigon

Về cách phát âm đại từ chỉ người và chỉ chỗ trong tiếng Saigon

Ở Sài Gòn cũng như ở các tỉnh Nam bộ nói chung, những đại từ chỉ xuất hiện như anh ấy, chị ấy, ông ấy, bà ấy, trong ấy, ngoài ấy, bên ấy trong tiếng nói tự nhiên hàng ngày thường được phát âm "gộp lại" thành 1 tiếng, nghe gần như ảnh, chỉ, ổng, bả, trỏng, ngoải, bển, tuy trên những khí cụ ghi âm chính xác những tiếng này có dài hơi các từ mang thanh "hỏi-ngã”.

Đăng lúc: 14-10-2012 09:04:01 PM | Đã xem: 1965 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Nghiên cứu - Lý luận Phê bình
Sự vận động của truyện ngắn Việt Nam sau 1975 qua những cách tân về hình thức

Sự vận động của truyện ngắn Việt Nam sau 1975 qua những cách tân về hình thức

 Là thể loại năng động, bộ xương cấu thành thể loại của truyện ngắn luôn thay đổi do tác động của điều kiện lịch sử, văn hoá, xã hội. Trước 1975, do tác động của điều kiện hoàn cảnh chiến tranh và yêu cầu của Đảng về một nền văn nghệ cổ vũ, động viên cho hai cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc, văn học nói chung, truyện ngắn nói riêng mang đặc trưng “ký hoá” và “sử thi hoá” rõ nét. Trong điều kiện hoàn cảnh mới của đất nước sau 1975, thể loại nhạy cảm này chắc chắn có những thay đổi quan trọng

Đăng lúc: 12-10-2012 02:56:14 PM | Đã xem: 2812 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Nghiên cứu - Lý luận Phê bình
Đấu tranh bảo vệ bản ngữ là góp phần bảo vệ độc lập, tự do của dân tộc

Đấu tranh bảo vệ bản ngữ là góp phần bảo vệ độc lập, tự do của dân tộc

Mỗi quốc gia đều có ngôn ngữ của dân tộc, gắn liền với sự ra đời và phát triển của của quốc gia đó. Tiếng Việt là Quốc ngữ của Việt Nam, biểu trưng cao đẹp của văn hoá Việt Nam, bản sắc Việt Nam. Nhưng hiện nay, đang báo động xu hướng vay mượn tiếng nước ngoài một cách bừa bãi, báo động hiện tượng giới trẻ tự tạo cho mình ngôn ngữ riêng, làm mất đi sự trong sáng của Tiếng Việt...

Đăng lúc: 10-10-2012 09:11:48 AM | Đã xem: 1477 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Nghiên cứu - Lý luận Phê bình
  Trang trước  1 2 3 ... 6 7 8 9 10 11  Trang sau
 

Thăm dò ý kiến

Đánh giá của bạn về phiên bản mới này?

Tuyệt vời

Tốt

Trung bình

Bình thường

Rất tệ

Bộ đếm

  • Đang truy cập: 245
  • Khách viếng thăm: 243
  • Máy chủ tìm kiếm: 2
  • Hôm nay: 70344
  • Tháng hiện tại: 2438769
  • Tổng lượt truy cập: 48812896