Nhà điêu khắc Nguyễn Hải và tượng đài chiến thắng Gạch Rầm Xoài Mút

Đăng lúc: Thứ ba - 10/03/2009 15:57
Di tích Rạch Gầm - Xoài Mút

Di tích Rạch Gầm - Xoài Mút

Nhà điêu khắc Nguyễn Hải là người con của quê hương Tiền Giang. Ông từng là chiến sĩ của Tiểu đoàn 307 anh hùng. Năm 1954, Nguyễn Hải tập kết ra Bắc và trở thành sinh viên trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội. Ngay từ đầu thập niên 60 của thế kỷ XX, nhà điêu khắc Nguyễn Hải đã sáng tác mẫu tượng đài về chiến thắng Điện Biên Phủ cao 1,2 m bằng thạch cao được giới chuyên môn đánh giá là tác phẩm mang vẻ đẹp hình khối của điêu khắc hiện đại.
Năm 2000, tác phẩm này được Nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh. Đến năm 2003, Trung ương Đảng quyết định chọn và phóng lớn tác phẩm này thành tượng đài đặt trên đồi D1 tại thị xã Điện Biên, tỉnh Lai Châu. Ngoài tác phẩm nổi tiếng này và một số tác phẩm điêu khắc ở một số tỉnh thành trong cả nước, Nguyễn Hải đặc biệt dành nhiều tâm huyết cho các tác phẩm tượng đài trên quê hương Tiền Giang Từ năm 1986 đến nay, nhà điêu khắc Nguyễn Hải đã có ba tác phẩm tượng đài lớn được dựng trên quê hương Tiền Giang gồm: Tượng đài anh hùng Thủ Khoa Huân ở thành phố Mỹ Tho, Tượng đài Ba chiến sĩ gang thép ở Ấp Bắc (Cai Lậy) và Tượng đài chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút (Châu Thành).

Tượng đài chiến thắng Rạch Gầm - Mút vừa được khánh thành vào đầu năm 2005 nhân dịp kỷ niệm 220 năm chiến thắng Rạch Gầm -Xoài Mút. Tượng đài dược dựng tại khu di tích Rạch Gầm - Xoài Mút trong khuôn viên gần 2 ha, cạnh ngã ba sông của xã Kim Sơn, huyện Châu Thành. Nơi đây, 220 năm trước Tây Sơn Nguyễn Huệ và nghĩa quân đã phục kích tiêu diệt 300 chiến thuyền và đánh tan 5 vạn quân Xiêm. Tượng đài có chất liệu bằng đồng, cao 8 m và nặng 20 tấn, phía chân tượng đài được bao quanh bằng các phù điêu cách điệu từ hoa văn của trống đồng Ngọc Lũ. Nhân vật trung tâm của tượng đài là hình tượng anh hùng Nguyễn Huệ oai phong, lẫm liệt đang trong tư thế tuốt gương chỉ huy cuộc chiến. Hai nhân vật đứng cạnh anh hùng Nguyễn Huệ là người nông dân chèo thuyền và người nghĩa quân đang giương cung đợi lệnh của người chỉ huy. Theo thạc sĩ sử học Lê Ái Siêm, Giám đốc Bảo tàng Tiền Giang, tác phẩm tượng đài đã thể hiện được tính cách oai hùng của Nguyễn Huệ và sức mạnh của chiến trận lòng dân trong trận chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút. Nhà điêu khắc Lương Thạnh cho rằng: "Tượng đài của Nguyễn Hải có hình khối thể hiện được tư duy của điêu khắc hiện đại và khắc họa được thần thái, cốt cách của nhân vật anh hùng Nguyễn Huệ."

Nhà điêu khắc Nguyễn Hải là người nặng nợ với quê hương Tiền Giang. Các tác phẩm tượng đài của ông chính là sự bộc lộ của thiên chức nghệ sĩ và trách nhiệm công dân cao cả. Nhà điêu khắc Nguyễn Hải từng thổ lộ: "Tôi sáng tạo không chỉ bằng tâm hồn của một nghệ sĩ mà còn bằng ý thức của một công dân đối với niềm tự hào bất diệt về quê hương đầy truyền thống hào hùng của mình."
Võ Tấn Cường
(Theo tiengiang.gov.vn)
Chia sẻ: Google Bookmarks Yahoo Bookmarks Đăng lên ZingMe Đăng lên Linkhay Đăng lên TagVn Bookmarks lêb baibu
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

Thăm dò ý kiến

Đánh giá của bạn về phiên bản mới này?

Tuyệt vời

Tốt

Trung bình

Bình thường

Rất tệ

Bộ đếm

  • Đang truy cập: 199
  • Khách viếng thăm: 189
  • Máy chủ tìm kiếm: 10
  • Hôm nay: 1157
  • Tháng hiện tại: 2369582
  • Tổng lượt truy cập: 48743709