Thu nhập cao nhờ trồng dưa leo

Đăng lúc: Thứ tư - 22/03/2017 13:54
Nhờ chuyển đổi cây trồng từ cây lúa sang dưa leo mà chỉ sau thời gian ngắn (hơn 8 tháng), ông Võ Văn Thanh, ấp Tân Hòa, xã Tân Hương, huyện Châu Thành, đã gặt hái được thành công ngay trên mảnh ruộng của mình. Sau 4 vụ dưa, ông Thanh thu lãi trên 150 triệu đồng. Đây cũng là niềm mơ ước của nhiều người.
Ông Võ Văn Thanh và ruộng dưa leo đang cho trái.
Ông Võ Văn Thanh và ruộng dưa leo đang cho trái.

Ông Thanh xuất thân là thợ cơ khí. Trước đây, ông chuyên gia công, lắp đặt dây chuyền xay xát, máy sấy lúa cho các doanh nghiệp chế biến lương thực ở Đồng bằng sông Cửu Long, miền Đông Nam bộ và gắn bó với nghề này đã gần 40 năm. Khoảng một năm nay, ông muốn nghỉ nghề này (do đã có tuổi), trở về quê gần con, gần cháu và cũng để tiện việc chăm sóc thửa ruộng gần nhà.

Nhận thấy hiệu quả từ việc canh tác thửa ruộng (diện tích 2.500 m2) không cao nên ông suy nghĩ phải tìm cách chuyển đổi cây trồng để nâng cao thu nhập cho gia đình. Qua tìm hiểu kỹ thuật canh tác được phổ biến trên báo, đài (chuyên mục khuyến nông), giữa năm 2016, ông quyết định chuyển toàn bộ diện tích đất trồng lúa sang trồng dưa leo. Để trồng dưa, ông tiến hành đào đường nước rộng khoảng 60 cm, sâu 50 cm, đắp mô và bắt giàn cho dưa.

Tuổi đời của dưa leo kéo dài khoảng 2 tháng, trong đó, thời gian từ lúc gieo hạt đến khi dưa bắt đầu cho trái mất khoảng 1 tháng, thời gian thu hoạch kéo dài thêm 1 tháng nữa. Như vậy, tính đến nay, ông Thanh đã canh tác liên tục được 4 vụ dưa, mỗi vụ, ông thu hoạch khoảng 15 tấn trái. Với giá bán trung bình 5.000 đồng/kg (giá bán dao động từ 3.500 - 11.000 đồng/kg tùy thời điểm), sau khi trừ chi phí, mỗi vụ dưa, ông thu lợi nhuận trên 37 triệu đồng. Ông Thanh cho biết, để canh tác dưa leo đạt hiệu quả, người trồng phải nắm vững kỹ thuật canh tác cũng như cách phòng trị một số bệnh thường gặp như phải bón vôi sau mỗi vụ thu hoạch, sử dụng thuốc để diệt mầm bệnh trước khi bắt đầu vụ dưa tiếp theo; thường xuyên kiểm tra, phòng trị kịp thời bệnh sương mai làm thối lá, rệp sáp, rầy lửa… ăn ngọn làm giảm năng suất của dưa.

Ngoài ra, trong quá trình canh tác, ông Thanh còn nghiên cứu, sáng chế chiếc máy tưới dưa rất tiện dụng (vừa tưới nước kết hợp tưới phân), qua đó, giúp nâng cao năng suất, giảm đáng kể ngày công lao động.

HUỲNH VĂN XĨ
(Theo Ấp Bắc)
Chia sẻ: Google Bookmarks Yahoo Bookmarks Đăng lên ZingMe Đăng lên Linkhay Đăng lên TagVn Bookmarks lêb baibu
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Thăm dò ý kiến

Đánh giá của bạn về phiên bản mới này?

Tuyệt vời

Tốt

Trung bình

Bình thường

Rất tệ

Bộ đếm

  • Đang truy cập: 403
  • Khách viếng thăm: 397
  • Máy chủ tìm kiếm: 6
  • Hôm nay: 54387
  • Tháng hiện tại: 1803287
  • Tổng lượt truy cập: 48177414